ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TỐ TỤNG DÂN SỰ
§1. Khái niệm và nguyên tắc
1. Phân tích khái niệm vụ án dân sự.
2. Đối tượng phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự Việt Nam?
3. Phân tích nguyên tắc trách nhiệm hoà giải của Toà án (Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự)?
4. Phân tích nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự)?
5. Phân tích nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự) ?
6. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự (Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự)?
7. Phân tích nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của Tòa án (Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự)?
8. Phân tích nguyên tắc Tòa án xét xử công khai (Điều 15 Bộ luật tố tụng dân sự)? 9. Phân tích nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử (Điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự)?
10. Phân tích nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự) ?
11. Phân tích nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan và tổ chức (Điều 7 Bộ luật tố tụng dân sự)?
12. Phân tích nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự (Điều 8 Bộ luật tố tụng dân sự)?
13. Phân tích nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia (Điều 11 Bộ luật tố tụng dân sự)?
14. Phân tích nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 12 Bộ luật tố tụng dân sự)?
15. Phân tích nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số (Điều 14 Bộ luật tố tụng dân sự)?
16. Phân tích nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng (Điều 16 Bộ luật tố tụng dân sự)?
17. Phân tích nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự (Điều 20 Bộ luật tố tụng dân sự)?
18. Phân tích nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của toà án (Điều
19 Bộ luật tố tụng dân sự)?
19. Phân tích nguyên tắc tham gia tố tụng của cá nhân, cơ quan và tổ chức (Điều 23 Bộ luật tố tụng dân sự)?
20. Phân tích khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự? 21. A xin ly hôn B được Tòa án xử chấp nhận và quyết định giao cháu C là con chung của vợ chồng cho B nuôi. Tuy B không yêu cầu A cấp dưỡng nuôi con nhưng xét điều kiện kinh tế và thu nhập của A, B Toà án đã quyết định buộc A phải cấp dưỡng nuôi cháu C 500000đồng/tháng cho tới khi cháu đủ 18 tuổi. Hỏi việc Toà án tự quyết định A phải cấp dưỡng nuôi con có xâm phạm quyền tự định đoạt của đương sự không? Tại sao?
22. A kiện B đòi mười lăm triệu đồng cho vay. Khi Tòa án hòa giải vụ án giúp A, B thỏa thuận giải quyết tranh chấp thì A và B đã thỏa thuận được với nhau mười lăm ngày sau B sẽ trả cho A mười hai triệu đồng. Thỏa thuận của A và B là tự nguyện và hợp pháp nên đã được Tòa án ra quyết định công nhận. Hỏi quan hệ giữa A và B phát sinh trong hòa giải vụ án là quan hệ pháp luật dân sự hay quan hệ pháp luật tố tụng? Tại sao?
§2. Thẩm quyền của tòa án
23. Phân tích khái niệm thẩm quyền của Tòa án? Phân biệt thẩm quyền của Tòa án với quyền hạn của Tòa án?
24. Phân tích thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Toà án?
25. Phân tích thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự của Tòa án? 26. Phân tích thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế của Tòa án? 27. Phân tích thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động của Tòa án? 28. Phân tích thẩm quyền giải quyết tranh chấp về xác định cha mẹ cho con của Tòa án?
29. Phân tích thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể của Tòa án? 30. Phân tích thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động báo chí của Tòa án?
31. Phân tích thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về cấp dưỡng của Tòa án?
32. Phân tích thẩm quyền hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và quyền thăm nom con sau khi ly hôn của Tòa án?
33. Phân tích thẩm quyền giải quyết tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ của Tòa án?
34. Phân tích thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ của Tòa án quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự?
35. Phân tích thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại của Tòa án?
36. Phân tích thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện? 37. Phân tích thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh? 38. Trình bày cơ sở pháp luật quy định thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu?
39. Phân tích cơ sở pháp luật quy định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ?
40. Việc chuyển vụ án cho toà án khác và việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền.
41. Phân tích việc nhập và tách vụ án dân sự? Cho ví dụ minh họa?
42. Đối với việc xin ly hôn, người phải đóng góp phí tổn nuôi con xin nộp một lần bằng hiện vật và họ đã nộp đủ. Nay người nuôi con lại đặt vấn đề xin thay đổi việc nuôi con hoặc đóng góp phí tổn nuôi con, toà án có thẩm quyền thụ lý giải quyết không?
43. Năm 1999 Uỷ ban nhân dân tỉnh H giao cho A sử dụng 150 m2 đất và cấp cho A giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất đó theo Luật đất đai 1993. A đã xây nhà để ở. Đến nay B lại kiện A đòi đất để sử dụng vì năm 2004 B đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh H cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai 2003. Hỏi Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc này theo thủ tục tố tụng dân sự không? Tại sao?
44. Theo quyết định công nhận thuận tình ly hôn của toà án thì A được nuôi con chung và B phải đóng góp phí tổn nuôi con. B xin nộp một lần bằng hiện vật và đã nộp đủ. Ba năm sau, A lại làm đơn xin thay đổi việc nuôi con. Trong trường hợp này, toà án có thẩm quyền thụ lý giải quyết không?
45. Cha mẹ chết, ông bà nuôi cháu. Nay ông bà xuất cảnh ra nước ngoài, nước tiếp nhận cho cư trú, yêu cầu phải có quyết định của toà án giao cho ông bà nuôi cháu mới cho nhập cảnh. Họ yêu cầu toà án giải quyết việc giao cho ông bà nuôi cháu. Vậy toà án có thẩm quyền thu lý giải quyết không?
46. A và B kết hôn và đăng ký hộ khẩu chung tại Hà Nội năm 1993. Từ năm 1995 quan hệ hai người bắt đầu mâu thuẫn, A chuyển vào Bình Dương làm ăn và ở luôn trong đó không về, B cũng về Thái Nguyên sinh sống. Năm 2006 B làm đơn xin ly hôn. Hỏi tòa án nào có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn giữa A và B.
47. A và B kết hôn 1999 và cư trú ở Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Năm 2002 B tự ý đi lao động ở Cộng hòa liên bang Nga từ đó vợ chồng mâu thuẫn. Tháng 10 năm 2006 A có đơn đến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xin ly hôn B. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đang giải quyết vụ án thì tháng 12 năm 2006 B về nước và ở nhà mẹ đẻ ở Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hỏi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có được tiếp tục giải quyết vụ án không? Tại sao?
48. Năm 1995, T 20 tuổi thuê nhà của bà X để ở suốt trong thời gian theo học ở trường đại học M. Sau ba tháng, thấy T lễ phép và chăm chỉ, bà X đã nhận T làm con nuôi và không thu tiền nhà của T nữa. Khi T tốt nghiệp đại học, bà X xin việc cho A ở thành phố. Kể từ khi có được công việc ổn định, T không quay lại thăm hỏi bà X nữa. Bà X bất bình với thái độ của T nên đã nộp đơn đến tòa án quận X yêu cầu: Tòa án tuyên bố chấm dứt việc nuôi con nuôi; Buộc T phải trả 9,6 triệu đồng tiền thuê nhà trong 4 năm và 10 triệu chi phí mà bà đã bỏ ra để xin việc cho T. Hỏi các yêu cầu của bà X có được tòa án thụ lý, giải quyết hay không?
49. A thuê B vận chuyển một số hàng mà A đã bán cho C từ Hà Nội vào Huế giao cho C. Đến Vinh B làm mất toàn bộ số hàng đó. Trong trường hợp này ai có thể kiện B đòi bồi thường số hàng đã mất được không? Nếu A cư trú tại Quận Đống Đa, Hà Nội, B cư trú tại Huyện Thường Tín, Hà Tây, C cư trú tại thành phố Huế thì Tòa án nào sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án?
50. A, B và C kiện D yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng 200 m2 đất do bố mẹ họ là H và M để lại. Tuy H và M đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 1999 nhưng Tòa án không thụ lý vụ án vì cho rằng tranh chấp chưa được Ủy ban nhân dân xã nơi có đất hòa giải. Hỏi việc Tòa án không thụ lý vụ án là đúng hay sai? Tại sao?
51. A nhượng cho B 50 m2 đất lấy hai trăm triệu đồng. Sau khi thấy đất lên giá A đã thay đổi ý kiến trả lại tiền B nhưng không được B chấp nhận. Nay A khởi kiện B ra Tòa án yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng đất giữa A và B. Tòa án đã không thụ lý vụ án vì cho rằng A chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích đất đó. Hỏi việc Toà án không thụ lý vụ án là đúng hay sai? Tại sao?
52. Vợ chồng A và B cư trú và làm việc tại Quận Cầu giấy, Hà Nội. Năm 2004, do vợ chồng mâu thuẫn B đã chuyển đến làm việc ở Quận Long Biên, Hà Nội và về sống cùng mẹ ở Quận Gia Lâm, Hà Nội. Nay A muốn xin ly hôn B. Hỏi A có thể gửi đơn xin đến Tòa án nào yêu cầu giải quyết?
53. Vợ chồng A, B quê ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tài sản chung của vợ chồng có hai ngôi nhà ở thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng trị giá khoảng ba tỷ đồng. Do yêu cầu công tác từ năm 2004 A, B chuyển về Quận Ba Đình, Hà Nội thuê nhà ở và làm việc. Nay A, B thuận tình xin ly hôn. Hỏi A, B có thể thỏa thuận yêu cầu Tòa án thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng giải quyết việc ly hôn của họ được không? Tại sao?
54. B có vườn cây giáp vườn cây của A. Để tưới cây B phải dẫn nước qua vườn cây của A. Trong một lần dẫn nước tưới cây B vô ý để nước tràn vào vườn cây của A làm chết một số cây từ đó A không cho B dẫn nước tưới cây qua vườn cây của mình nữa. Không có đường dẫn nước khác để tưới cây trong vườn của nên B đã khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc A cho B dẫn nước tưới cây qua vườn cây của A. Tòa án không thụ lý vụ án vì cho rằng tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Hỏi việc Tòa án không thụ lý vụ án là đúng hay sai? Tại sao? 55. A có người con trai là B. Tuy đã trưởng thành nhưng B lười không chịu lao động, chơi bời và hay đánh bạc. Để có tiền đánh bạc B thường về nhà lấy trộm tài sản của gia đình đem bán. Giáo dục con mãi không được, chán nản A đã làm đơn
yêu cầu Tòa án cắt đứt quan hệ cha con với B. Hỏi Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của A không? Tại sao?
56. Năm 2002 do già yếu và các con không chịu nuôi dưỡng nên bà A đã đến ở với ông H là em trai bà. Nay con trai bà A là anh B yêu cầu ông H giao bà cho anh nuôi dưỡng nhưng không được ông chấp nhận nên xảy ra tranh chấp. Anh B đã khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc ông H giao bà A cho anh nuôi dưỡng. Hỏi Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không? Tại sao?
§3. Người tham gia vụ án dân sự
57. Trình bày khái niệm và thành phần đương sự trong vụ án dân sự?
58. Trình bày khái niệm nguyên đơn, bị đơn. Cho ví dụ.
59. Trình bày việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
60. Trình bày năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự?
61. Trình bày năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự?
62. Phân tích việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự?
63. Trình bày việc tham gia tố tụng dân sự của người đại diện theo pháp luật?
64. Trong cùng một vụ án dân sự, các đương sự có thể ủy quyền cho nhau tham gia tố tụng được hay không?
65. Trình bày việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự?
66. Trình bày việc tham gia tố tụng của người đại diện do đương sự ủy quyền?
67. Trình bày việc tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của đương sự ?
68. Trình bày việc tham gia tố tụng dân sự của người giám định?
69. Trình bày việc tham gia tố tụng dân sự của người làm chứng?
70. Trình bày việc tham gia tố tụng dân sự của người phiên dịch?
71. Trình bày khái niệm và thành phần người tiến hành tố tụng dân sự?
72. Trình bày các căn cứ thay đổi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân?
73. Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự?
74. Trình bày việc tham gia tố tụng của Viện kiểm sát?
75. Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán?
76. Trình bày các căn cứ thay đổi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự?
77. Trình bày các căn cứ thay đổi Kiểm sát viên và Thư ký Tòa án trong tố tụng dân sự?
78. Phân tích việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự?
79. Trình bày thẩm quyền và thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự?
80. Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn trong tố tụng dân sự của Hội thẩm nhân dân?
81. Trường hợp nào kiểm sát viên, thư ký toà án, người giám định, người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi.
82. Trường hợp nào thẩm phán, hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
83. Ông X là hội thẩm nhân dân tòa án quận H. Tháng 1/2007, ông X đã tahy mặt tổ dân phố hòa giải tranh chấp giữa A và B thuộc địa bàn ông cư trú. Sau đó A lại kiện B ra tòa án quận H yêu cầu giải quyết tranh chấp. Chánh án tòa án quận lại phân công ông X tham gia hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án này. Ông X có phải từ chối tiền hành tố tụng hoặc bị thay đổi hay không?
84. Ngày 15/10/2005, A đứng ra bảo lãnh cho B vay của C hai mươi triệu đồng, thời hạn vay một năm. Nay do B không trả được nợ nên C đã kiện A đến Tòa án yêu cầu trả nợ cho C. Hỏi trong vụ án này Tòa án phải triệu tập những ai đến tham gia tố tụng? Hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án? 85. A là người thuộc dân tộc Thái nhưng từ nhỏ đã sống ở Hà Nội nên rất giỏi tiếng Việt. Nay A bị B khởi kiện ra Tòa án đòi nhà cho thuê. Để gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án A đã không sử dụng tiếng Việt mà sử dụng tiếng Thái để
tham gia tố tụng và yêu cầu Tòa án cử phiên dịch cho mình. Hỏi Tòa án có phải chấp nhận yêu cầu của A không? Tại sao?
86. A, B và C kiện D yêu cầu chia thừa kế di sản của bố mẹ để lại. H được B và D nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án. Hỏi Tòa án có thể chấp nhận H tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho B và D được không? Tại sao?
87. Do đang theo học tại Trường Đại học xây dựng nên Nguyễn Văn A lấy tên anh trai là Nguyễn Văn B ký hợp đồng lao động với Công ty cổ phần xây dựng X. Khi phát hiện có sự gian dối trong việc ký kết hợp đồng của A, Công ty cổ phần xây dựng X muốn khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng đó. Hỏi Công ty cổ phần xây dựng X phải kiện Nguyễn Văn A hay Nguyễn Văn B yêu cầu hủy hợp đồng. Hãy xác định tư cách đương sự trong vụ án?
88. C kiện B ra Tòa án nhân dân huyện M yêu cầu trả năm triệu đồng tiền vay. A được B uỷ quyền tham gia tố tụng trong vụ án. Thẩm phán D được Tòa án nhân dân huyện M giao giải quyết vụ án lại là người thân thích của A. Hỏi Thẩm phán D có phải bị thay đổi không? Tại sao?
89. A ủy quyền cho B kiện C đến Tòa án yêu cầu trả nợ mười triệu đồng. Tòa án đang giải quyết vụ án thì A bị tai nạn giao thông chết, các con của A là D và E đã kế thừa tham gia tố tụng. Hỏi B có quyền tiếp tục tham gia tố tụng trong vụ án không? Tại sao?
90. A là Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Q. A đã tham gia hòa giải tranh chấp giữa X và Y ở tổ hòa giải nơi cư trú nhưng không thành. Nay X kiện Y ra Tòa án nhân dân huyện H. Tòa án nhân dân huyện H đã phân công A tham gia Hội đồng xét xử vụ án này. Hỏi việc ông A tham gia Hội đồng xét xử vụ án có vi phạm pháp luật tố tụng dân sự không? Tại sao?
91. Trong một vụ xô xát giữa T và H hai bà cùng bị thiệt hại. Nay T kiện H đòi bồi thường 2 triệu đồng, sau đó H cũng kiện T đòi bồi thường 1 triệu đồng. Vậy Toà án có thể giải quyết yêu cầu của các đương sự trong cùng vụ án được không? xác định vị trí tố tụng của các đương sự trong vụ án?
92. A cho B mượn xe, B bán lại cho C. Nay thấy C đang chiếm giữ xe của mình, A muốn kiện đòi lại. Vậy A có thể kiện C đòi lại xe không? Xác định các quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ án?
93. A cho B mượn xe, B gửi xe tại bãi trông xe của C sau đó C làm mất xe. A muốn kiện ra tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Vậy A có thể kiện C đòi bồi thường hay không? Xác định các quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ án? 94. H xin ly hôn X được toà án xử chấp nhận. X được giao nuôi T là con chung của hai người. Trong một vụ tai nạn X chết, vậy H có thể kiện bồi thường thiệt hại được không?
95. Ông X là thẩm phán quận H có con trai là Y. Một lần Y bị M kiện đòi phải bồi thường chiếc xe máy mà trước đó, Y đã mượn của M nhưng đã đánh mất. Ông X có thể đại diện cho con để tham gia tố tụng được hay không?
96. X là bảo vệ của cơ quan, X được giao súng để bảo vệ cơ quan. Trong một lần lau súng, X đã sơ ý để súng cướp cò gây tai nạn cho B, nay B kiện đòi bồi thường. Hãy xác định vị trí tố tụng của đương sự?
97. H bị phạt 3 năm tù vì tội trộm cắp tài sản công dân, tháng 9 năm 1999, H được trả tự do trước thời hạn vì cải tạo tốt. Tháng 7 năm 2000, bạn của H là K kiện người hàng xóm của H là G về việc đòi nợ. Do có thâm thù với G nên H đề nghị K để cho mình làm người đại diện của K trước tòa án và hai người đã lập hợp đồng ủy quyền tại phòng công chứng Nhà nước số 1 tỉnh X. Tòa án có thể chấp nhận H là đại diện cho K tham gia tố tụng hay không?
98. Là Thẩm phán của Tòa án nhân dân thị xã Q năm 2004 H đã tham gia giải quyết vụ án đòi nhà cho thuê giữa A và B. Nay A lại khởi kiện đến Tòa án nhân dân thị xã Q yêu cầu giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán ngôi nhà này giữa A và C. Hỏi H có thể tham gia giải quyết vụ án này không? Tại sao?
99. A bán một chiếc xe máy cho C. Khi biết được việc này B kiện C đòi lại vì cho rằng chiếc xe đó là tài sản riêng của mình, tuy A là chồng nhưng không có quyền bán. Hỏi trong vụ án này Tòa án phải triệu tập những ai tham gia tố tụng? Hãy xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự của họ?
100. Trong một vụ tai nạn giao thông do A gây ra H là người bị hại. H đã khởi kiện A đến Tòa án yêu cầu bồi thường. Tòa án đã không thụ lý vụ án vì cho rằng H bị câm điếc bẩm sinh nên không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Hỏi việc Tòa án không thụ lý vụ án là đúng hay sai? Tại sao?
101. B khởi kiện yêu cầu A bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông do A gây ra. A bị câm nên C là bố của A muốn tham gia tố tụng phiên dịch cho A nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự Tòa án không chấp nhận. Hỏi việc Tòa án không chấp nhận C là người phiên dịch cho A là đúng hay sai? Tại sao? 102. A xin ly hôn B và yêu cầu Tòa án chia tài sản chung. Qua xác minh, Tòa án biết được vợ chồng A, B còn đang nợ C số tiền là 10 triệu đồng. Hỏi Tòa án có phải triệu tập C đến tham gia tố tụng không? Hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án?
103. A, B và C khởi kiện D yêu cầu chia thừa kế. Do không có điều kiện tham gia tố tụng nên A, B đã ủy quyền cho C đại diện cho mình tham gia tố tụng. Hỏi trong một vụ án các đương sự có thể ủy quyền cho nhau tham gia tố tụng được không? Tại sao?
104. . A cho B vay 100 triệu đồng. B đã dùng số tiền này cho C vay với lãi suất cao hơn. Đến hạn phải trả nợ, C không có tiền trả B vì vậy B cũng không có tiền trả A. Sau nhiều lần đòi nợ B không được, A đã khởi kiện B ra Tòa án yêu cầu trả nợ. Hỏi trong vụ án này Tòa án có phải triệu tập C đến tham gia tố tụng không? Tại sao? Hãy xác định tư cách tố tụng của các đương sự trong vụ án?
§4. Chứng cứ
105. Trình bày khái niệm và các thuộc tính của chứng cứ?
106. Việc phân loại chứng cứ và ý nghĩa của nó?
107. Hãy trình bày khái niệm chứng minh trong tố tụng dân sự?
108. Đối chất là gì? Những trường hợp phải đối chất và thủ tục đối chất?
109. Trình bày biện pháp thu thập chứng cứ định giá tài sản?
110. Trình bày biện pháp thu thập chứng cứ trưng cầu giám định?
111. Trình bày việc bảo quản chứng cứ trong tố tụng dân sự?
112. Phân biệt nguồn chứng cứ với phương tiện chứng minh?
113. Trình bày việc đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự?
114. Trình bày những tình tiết, sự kiện không cần chứng minh? Cơ sở pháp luật quy định những tình tiết, sự kiện không cần chứng minh?
115. Trình bày đối tượng chứng minh trong vụ việc dân sự?
116. Trình bày nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự?
117. Trình bày biện pháp thu thập chứng cứ yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ?
118. A kiện B đòi ba triệu đồng cho vay. Thấy bản hợp đồng vay tài sản giữa A và B do A xuất trình bị sửa chữa nên Tòa án đã quyết định trưng cầu giám định để làm rõ nội dung của chúng. Hỏi việc Tòa án tự quyết định trưng cầu giám định là đúng hay sai? Tại sao?
119. A tranh chấp với B, C về di sản của bố mẹ để lại. Để có căn cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, trước khi khởi kiện B, C ra Tòa án huyện Q giải quyết A đã nhờ D (bạn của A) là Thẩm phán của Tòa án huyện Q tiến hành thu thập chứng cứ giúp. Hỏi việc thu thập chứng cứ của D trong trường hợp này có phải là hoạt động tố tụng dân sự không? Tại sao?
120. A đi xe máy nhanh và trái đường nên đã gây tai nạn cho B. Trong lúc A gây tai nạn cho B chỉ có C 14 tuổi chứng kiến. Nay B kiện A đến Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hỏi Tòa án có thể triệu tập C đến để lấy lời khai và dựa vào đó để giải quyết vụ án không? Tại sao?
121. A lập di chúc chia tài sản của mình cho các con là B, C và D nhưng bị thất lạc chỉ còn bản photocopy có chứng nhận hợp pháp của cơ quan công chứng Nhà nước. Khi C, D khởi kiện B yêu cầu chia thừa kế Tòa án đã căn cứ vào bản photocopy di chúc đó giải quyết vụ án. Hỏi việc Tòa án sử dụng bản photocopy di chúc để giải quyết vụ án có đúng không? Tại sao?
122. A khởi kiện B, C và D yêu cầu chia thừa kế. Sau khi hòa giải không thành Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa B, C và D yêu cầu Tòa án cho sao chụp bản di chúc do A cung cấp nhưng không được Tòa án chấp nhận. Hỏi việc Tòa án không chấp nhận yêu cầu đó của các đương sự là đúng hay sai? Tại sao?
123. A, B kiện C yêu cầu chia thừa kế ngôi nhà do bố mẹ để lại. Do A, B yêu cầu Phòng tài nguyên môi trường huyện cung cấp tài liệu về quyền sở hữu nhà của bố mẹ họ không được đáp ứng nên đã yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ. Sau khi ra quyết định thu thập chứng cứ Thẩm phán đã giao cho Thư ký đến yêu cầu Phòng
tài nguyên môi trường cung cấp các tài liệu liên quan đến ngôi nhà. Hỏi Thẩm phán giao cho Thư ký Tòa án thực hiện việc này đúng hay sai? Tại sao?
124. A khởi kiện yêu cầu B trả lại 500 m2 đất đã thuê từ năm 2001. Khi giải quyết vụ án, Tòa án thấy trên đất có nhà ở và một số công trình kiến trúc khác do B xây dựng. Tuy A và B không yêu cầu định giá nhưng Tòa án vẫn ra quyết định định giá các tài sản đó vì nếu không cho định giá thì không thể giải quyết đúng được vụ án. Hỏi việc Tòa án quyết định việc định giá như vậy là đúng hay sai? Tại sao?
§5. Án phí, biện pháp khẩn cấp tạm thời, thời hiệu tố tụng
125. Nguyên tắc xác định án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự phúc thẩm? 126. Những trường hợp nào được miễn án phí, miễn nộp tạm ứng án phí? 127. Những trường hợp nào người khởi kiện được trả lại tạm ứng án phí đã nộp. 128. Trình bày các phương thức cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng dân sự? 129. Trình bày thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự?
130. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của biện pháp khẩn cấp tạm thời? 131. Trình bày biện pháp bảo đảm trong áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời? 132. Trình bày thẩm quyền, thủ tục áp dụng, thay đổi và hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời?
133. Trình bày trách nhiệm do yêu cầu, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng?
134. Trình bày quyền yêu cầu và quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
135. A kiện B đòi 100 triệu đồng, tòa án yêu cầu A nộp tạm ứng án phí 2.500.000 đồng. Sau khi A đã nộp số tiền trên tại đội thi hành án sở tại, tòa án đã thụ lý và bắt đầu điều tra thì A lại rút đơn kiện với lý do B đã thanh toán cho A bằng một hiện
vật có giá trị tương đương. Trong trường hợp này số tiền tạm ứng án phí do A đã nộp được giải quyết như thế nào?
136. Năm 1999, A và B chết không để lại di chúc. Tài sản của hai người để lại chỉ còn căn nhà 40 phố H là có giá trị. Hai người có 4 con là C, D, E, F, trong đó D chết năm 1968 khi chưa có vợ, con. Năm 2007, C bán căn nhà được 7,5 tỷ đồng, C chia cho E và F mỗi người 1 tỷ . E, F không đồng ý vì cho rằng họ phải được hưởng 1/3 số tiền bán nhà và đã kiện ra tòa án đòi C trả thêm cho mỗi người 1,5 tỷ đồng. Tòa án đã xác định E, F phải nộp tạm ứng án phí được tính theo yêu cầu đòi thêm và mỗi người phải nộp 28.500.000 đồng. Nhận xét về cách tính tạm ứng án phí nói trên.
137. A thuận tình xin ly hôn B, cả hai đã thống nhất về phương án chia tài sản nên không yêu cầu tòa án giải quyết. Tại phiên tòa, B yêu cầu A phải cấp dưỡng cho B một lần số tiền là 50 triệu đồng. Căn cứ vào các tình tiết của vụ việc tòa án quyết định A chỉ phải cấp dưỡng cho B 20 triệu đồng. Xác định án phí mà các đương sự phải nộp.
138. A kiện B đòi nợ 10 triệu với chứng cứ kèm theo đơn kiện là một tờ giấy nhận nợ có chữ ký của B. B phản đồi và cho rằng A giả chữ ký của B nên đã đề nghị tòa án trưng cầu giám định. Kết luận của người giám định cho thấy chữ ký của B là chữ ký thật nhưng có tuổi nhiều hơn những chữ viết khác trong giấy nhận nợ. Tòa án đã kết luận A đã lấy tờ giấy có sẵn chữ ký của B sau đó viết thêm nội dung nhận nợ vào phía trên, giấy nhận nợ đó là giả mạo. Trên cơ sở đó, tòa án quyết định bác yêu cầu đòi nợ của A. Hãy xác định nghĩa vụ nộp án phí, chi phí giám định mà các đương sự phải chịu.
139. A khởi kiện yêu cầu B trả tiền vay là 100 triệu đồng. Toà án xét xử chấp nhận một phần yêu cầu của A, buộc B phải trả cho A số tiền nợ là 60 triệu đồng. Hỏi Tòa án phải quyết định số tiền án phí dân sự sơ thẩm các đương sự phải chịu như thế nào?
140. Trong một vụ xô xát A đã gây thiệt hại về tài sản và sức khỏe cho B. Do hai bên không thỏa thuận được việc bồi thường nên B đã khởi kiện A yêu cầu bồi thường 12 triệu đồng. Sau khi B nộp tiền tạm ứng án phí là ba trăm ngàn đồng và Tòa án đã thụ lý vụ án thì B lại thay đổi yêu cầu nâng mức bồi thường lên 20 triệu đồng. Hỏi B có phải nộp thêm tiền tạm ứng án phí không? Tại sao?
141. A khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định B là cha của cháu C và yêu cầu B cấp dưỡng nuôi cháu C. Do quá khó khăn nên cùng với việc nộp đơn khởi kiện A đã yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn tạm thời buộc B phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi cháu C. Hỏi nếu Tòa án thụ lý vụ án thì có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn tạm thời buộc B thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng được không? Tại sao?
142. Công ty A khởi kiện Công ty B đòi hai tỷ đồng về việc thực hiện hợp đồng lắp đặt máy. Cùng với việc khởi kiện Công ty A cũng yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản năm trăm triệu đồng của Công ty B ở Ngân hàng X để bảo đảm việc thi hành án. Khi làm việc với Ngân hàng X Tòa án thấy ngoài tài khoản năm trăm triệu đồng thì Công ty B còn có các tài sản có giá khác gửi ở Ngân hàng X. Hỏi để bảo đảm việc thi hành án Toà án quyền quyết định phong tỏa cả các tài sản đó không? Tại sao?
§6. Khởi kiện, thụ lý vụ án
143. Trình bày nội dung cơ bản của giai đoạn khởi kiện, khởi tố vụ án dân sự? 144. Khái niệm thụ lý vụ án dân sự? Nêu các thời điểm thụ lý vụ án dân sự? 145. Trình bày trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án dân sự (Điều 164, Điều 166 BLTTDS)? 146. Trình bày trình tự, thủ tục thụ lý vụ án dân sự? 147. Những trường hợp nào tòa án trả lại đơn cho người khởi kiện? 148. Trình bày trình tự, thủ tục trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự (Khoản 2 Điều 168 BLTTDS)?
149. Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự (Điều 170 BLTTDS)?
150. Phân tích các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự? 151. Phân tích các căn cứ trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự quy định tại điểm a, b và c của khoản 1 Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự? 152. Phân tích các căn cứ trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự quy định tại điểm d, đ và e của khoản 1 Điều 168 BLTTDS?
153. Phân tích các trường hợp yêu cầu phản tố của bị đơn được chấp nhận (Khoản 2 Điều 176 BLTTDS)?
154. Phân tích quy định tại Điều 163 BLTTDS về phạm vi khởi kiện vụ án dân sự?
155. Phân tích nguyên tắc Tòa án xét xử trực tiếp, liên tục và bằng lời nói (Điều 197 BLTTDS)?
156. Phân tích phạm vi khởi kiện vụ án dân sự (Điều 163 BLTTDS)?
157. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của khởi kiện vụ án dân sự?
158. Trình bày thủ tục đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn?
159. A cho B thuê nhà giá một triệu đồng/tháng, trong thời hạn năm năm, từ năm 2004 đến 2009. Sau khi sử dụng một thời gian, đến tháng 10 năm 2006 B đã tự ý cho C thuê lại với giá một triệu sáu trăm ngàn đồng/tháng. Nay A kiện C đòi lại nhà? Hỏi A có quyền kiện C đòi nhà được không? Tại sao? 160. A cho B thuê 3000 m2 đất ở xã X, huyện Y, tỉnh M để trồng cây thuốc, thời hạn thuê là 5 năm. Sau khi trồng cây thuốc không có hiệu quả B đã cho C thuê lại để mở xưởng mộc trên đất đó nên giữa các bên đã xảy ra tranh chấp. A đã kiện C ra Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh M yêu cầu trả lại đất đó. Hỏi A có quyền kiện C đòi đất được không? Tại sao?
161. A khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân Quận Y Hà Nội hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 150 m2 đất ở Phường X Quận Y Hà Nội giữa A và B vì B
không trả đủ tiền theo hợp đồng. Tranh chấp chưa được Ủy ban Phường X Quận Y hòa giải. Hỏi Tòa án nhân dân Quận Y có thể thụ lý vụ án được không? Tại sao? 162. A cho B vay sáu mươi triệu đồng và thuê 3000 m2 đất ở xã X, huyện Y, tỉnh M để trồng cây thuốc, thời hạn vay và thuê là 5 năm. Sau khi trồng cây thuốc không có hiệu quả B đã tự ý mở xưởng mộc trên đất đó nên giữa các bên xảy ra tranh chấp. Nay A khởi kiện ra Toà án nhân dân huyện Y yêu cầu trả tiền vay và đất thuê. Hỏi Tòa án nhân dân huyện Y, tỉnh M có thể thụ lý giải quyết các yêu cầu của A trong cùng vụ án không? Tại sao?
163. A khởi kiện B đến Tòa án yêu cầu trả nợ mười triệu đồng. Do đơn khởi kiện không có đủ các nội dung theo quy định tại Điều 164 BLTTDS nên Tòa án đã yêu cầu A sửa chữa lại trong thời hạn ba mươi ngày. Mười hai ngày sau, A nộp lại đơn khởi kiện đã được sửa chữa thì Tòa án thấy rằng thời hiệu khởi kiện đã hết ba ngày trước đó nên Tòa án đã không thụ lý vụ án. Hỏi trong trường hợp này Tòa án không thụ lý vụ án là đúng hay sai? Tại sao?
164. A khởi kiện B đến Tòa án yêu cầu trả nợ mười triệu đồng. Sau khi hòa giải không thành Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa sơ thẩm B yêu cầu Tòa án cho sao chép các chứng cứ, tài liệu do A cung cấp nhưng không được Tòa án chấp nhận. Hỏi việc Tòa án không chấp nhận yêu cầu sao chép chứng cứ, tài liệu của B là đúng hay sai? Tại sao?
165. A khởi kiện B yêu cầu trả hai mươi triệu đồng đã vay nhưng không nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí đúng hạn nên Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. Sau đó, A mới xuất trình cho Tòa án các chứng cứ, tài liệu chứng minh A nộp tiền tạm ứng án phí đúng hạn nhưng vì trở ngại khách quan nên không nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí đúng hạn. Hỏi nếu trong trường hợp này Tòa án phải giải quyết như thế nào?
166. A khởi kiện B yêu cầu trả hai mươi triệu đồng đã vay nhưng không nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí đúng hạn nên Tòa án đã trả lại đơn khởi
kiện. Sau đó, A mới nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí nhưng không có các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho việc A nộp tiền tạm ứng án phí quá hạn là do trở ngại khách quan. Hỏi trong trường hợp này Tòa án có thụ lý vụ án không? Tại sao?
167. A khởi kiện yêu cầu B trả nhà đã thuê và tiền thuê nhà trong hai năm là hai mươi bốn triệu đồng. Sau khi hòa giải không thành Tòa án đã đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa, B đưa ra yêu cầu phản tố yêu cầu Tòa án buộc A trả lại số tiền ba mươi triệu đồng đã bỏ ra sửa chữa nhà. Hỏi tại phiên tòa B có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với A không? Tại sao?
168. H đã khởi kiện A đến Tòa án yêu cầu bồi thường trong một vụ tai nạn giao thông do A gây ra. Tòa án đã không thụ lý vụ án vì cho rằng H mới cung cấp được các chứng cứ, tài liệu chứng minh A là người gây thiệt hại cho mình còn chưa cung cấp đủ các chứng cứ, tài liệu chứng minh mức độ thiệt hại thực tế xảy ra. Hỏi việc Tòa án không thụ lý vụ án là đúng hay sai? Tại sao?
169. Trong vụ tranh chấp giữa A và B về bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông thẩm phán H đã được Chánh án Tòa án phân công xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án lại phân công thẩm phán H giải quyết vụ án. Có ý kiến cho rằng việc Chánh án Tòa án lại phân công thẩm phán H giải quyết vụ án là sai vì H đã được phân công xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án? Theo anh (chị) ý kiến đó đúng hay sai? Tại sao?
170. Tuy mới kết hôn được năm tháng nhưng do vợ chồng mâu thuẫn không thể sống chung được nên A đã khởi kiện đến Tòa án xin ly hôn chồng là B. Tòa án đã không thụ lý vụ án vì cho rằng còn ba tháng nữa A mới đủ 18 tuổi nên không có quyền khởi kiện. Hỏi việc Tòa án không thụ lý vụ án là đúng hay sai? Tại sao? 171. A khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định B là cha của cháu C và đã cung cấp cho Tòa án đầy đủ các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Trong đơn khởi kiện A đã ghi đúng địa chỉ của B nhưng B lại thay
đổi chỗ ở thường xuyên nhằm trốn tránh việc tham gia tố tụng nên Tòa án không xác định được chỗ ở cụ thể của B để triệu tập B đến tham gia tố tụng. Hỏi Tòa án có thể thụ lý vụ án không? Tại sao?
§7. Chuẩn bị xét xử
172. Thời hạn chuẩn bị xét xử và nội dung cơ bản của giai đoạn chuẩn bị xét xử?
173. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của hòa giải vụ án dân sự?
174. Phân tích nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án dân sự?
175. Phân biệt thủ tục hoà giải do Toà án tiến hành với các đương sự tự thỏa thuận.
176. Phân tích phạm vi và nội dung hòa giải vụ án dân sự?
177. Phân tích quy định tại Điều 181 BLTTDS về những vụ án dân sự không được hòa giải?
178. Phân tích quy định tại Điều 182 BLTTDS về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được?
179. Phân tích thành phần và thủ tục hòa giải vụ án dân sự? 180. Trình bày thủ tục ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (Điều 187 BLTTDS).
181. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì? Tòa án có thể quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở những giai đoạn nào của tố tụng dân sự? 182. Phân tích các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự quy định tại Điều 189 BLTTDS?
183. Trình bày thẩm quyền, thủ tục ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và hậu quả pháp lý của quyết định này?
184. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì? Tòa án có thể quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở những giai đoạn nào của tố tụng dân sự?
185. Phân tích các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự quy định tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS?
186. Trình bày thẩm quyền, thủ tục ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và hậu quả pháp lý của quyết định này?
187. A là lái xe của Cơ quan X, trên đường lái xe đưa cán bộ của cơ quan này đi công tác đã gây tai nạn cho B. Nay B khởi kiện yêu cầu Cơ quan X bồi thường ba mươi triệu đồng. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án đã triệu tập các đương sự đến tham gia hòa giải nhưng tại phiên hòa giải A vắng mặt. Hỏi Tòa án có thể tiến hành hòa giải giữa B và Cơ quan X hay phải hoãn phiên hòa giải để triệu tập lại? Tại sao? 188. Hai vợ chồng ly hôn, toà án đã hoà giải nhưng không thành, toà án đã lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành và lập biên bản về sự thoả thuận của các đương sự về việc ly hôn, chia tài sản, nuôi con.... Nhưng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản các đương sự lại đến toà án xin trở về đoàn tụ. Vậy toà án phải giải quyết như thế nào?
189. A kiện B đòi bồi thường thiệt hại, tòa án đã hòa giải và các bên đã thỏa thuận được về phương án bồi thường. Sau 7 ngày kể từ khi tòa án lập biên bản hòa giải thành, A lại xin rút đơn kiện. Tòa án sẽ phải giải quyết như thế nào? 190. A kiện B đòi nợ, tòa án đã hòa giải và các bên đã thỏa thuận được về phương án thanh toán bằng tiền là 10 triệu đồng. Sau 7 ngày kể từ khi tòa án lập biên bản hòa giải thành, A và B lại thỏa thuận với nhau một phương án thanh toán bằng hiện vật và thông báo cho tòa án biết. Tòa án sẽ phải giải quyết như thế nào? 191. A cho B mượn xe, sau đó B nói với C là xe của mình nhưng đã bị mất giấy tờ và bán cho C với giá 15 triệu đồng. Sau khi bị A đòi xe, C biết mình bị lừa nên đã đòi lại số tiền đã đưa cho B. Vì B không trả nên C đã kiện ra tòa án huyện. Trong trường hợp này, tòa án có hòa giải sự việc hay không? 192. A khởi kiện yêu cầu B bồi thường thiệt hại mười sáu triệu đồng. Tòa án xét xử buộc B bồi thường cho A mười hai triệu đồng. A kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp
phúc thẩm xử lại vụ án. Trong thời gian kháng cáo, A và B thỏa thuận được với nhau là B bồi thường cho A mười bốn triệu đồng. Thẩm phán Tòa án cấp phúc thẩm phụ trách việc giải quyết vụ án đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của họ. Hỏi việc Thẩm phán Tòa án cấp phúc thẩm phụ trách việc giải quyết vụ án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự là đúng hay sai? Tại sao? 193. A khởi kiện yêu cầu B trả hai mươi triệu đồng tiền đã vay. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án thì B bị mất năng lực hành vi dân sự nên Tòa án không thể giải quyết vụ án đúng trong thời hạn do pháp luật quy định. Vì vậy, Chánh án Tòa án đã quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án thêm hai tháng. Hỏi việc Chánh án Tòa án gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án là đúng hay sai? Tại sao? 194. A khởi kiện yêu cầu B trả lại 500 m2 đất đã thuê từ năm 200 Khi Tòa án đang giải quyết vụ án thì B bị mất năng lực hành vi dân sự và chưa xác định được người đại diện. Hỏi trong trường hợp này Tòa án có quyền tự mình quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án không hay Tòa án chỉ được quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có yêu cầu của A? Tại sao?
195. A kiện B đòi hai mươi triệu đồng tiền vay và hai triệu đồng tiền lãi của số tiền đó. Khi Tòa án hòa giải vụ án thì A và B đã thỏa thuận được với nhau B phải trả ngay cho A tất cả mười bốn triệu đồng. Trong thời gian bảy ngày, kể từ ngày Tòa án lập biên bản hòa giải thành A, B lại thỏa thuận được B phải trả cho A tất cả mười sáu triệu đồng nhưng thời gian trả nợ được gia hạn thêm sáu tháng. Hỏi Tòa án có thể công nhận sự thỏa thuận mới của đương sự không? Tại sao? 196. A kiện B yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng 200 m2 đất do bố mẹ họ là H và M để lại. Tòa án đang giải quyết vụ án thì A bị mất năng lực hành vi dân sự và chưa xác định được người đại diện nên Tòa án đã quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Nay A đã có C đại diện tham gia tố tụng và Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án. Hỏi việc tính thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án trong trường hợp này như thế nào? 197. Công ty A khởi kiện yêu cầu Công ty B trả hai tỷ đồng còn thiếu theo hợp
đồng mua hai trăm tấn thép giữa hai công ty. Sau khi nhận được thông báo về việc Tòa án đã thụ lý vụ án Công ty B có yêu cầu phản tố yêu cầu Công ty A trả mình hai tỷ bốn trăm triệu đồng tiền còn thiếu theo hợp đồng mua than giữa hai công ty. Hỏi trong trường hợp này thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính như thế nào? 198. A khởi kiện B ra Tòa án nhân dân Quận Y yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 150 m2 đất giữa A và B vì B không trả đủ tiền theo hợp đồng. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án nhân dân Quận Y thấy A chưa được cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất này? Hỏi Tòa án có thể hòa giải để giúp các đương sự giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu này không? Tại sao?
§8. Phiên tòa sơ thẩm
199. Trình bày các công việc chuẩn bị cho việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự? 200. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của phiên tòa sơ thẩm dân sự? 201. Những người tham gia phiên tòa sơ thẩm.
202. Tòa án hoãn phiên tòa sơ thẩm trong những trường hợp nào? 203. Trình bày thủ tục và thẩm quyền quyết định hoãn phiên tòa sơ thẩm? 204. Trình bày thời hạn và thủ tục hoãn phiên tòa sơ thẩm? 205. Phân tích quy định tại Điều 233 BLTTDS về phát biểu khi tranh luận và đối đáp tại phiên tòa sơ thẩm?
206. Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm khác nhau ở những điểm cơ bản nào?
207. Phân tích quy định tại Điều 202 BLTTDS về xét xử trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm?
208. Phân tích quy định tại Điều 220 BLTTDS về công nhận sự thỏa thuận của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm?
209. Trình bày những vấn đề cơ bản về thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm? 210. Phân tích các căn cứ hoãn phiên tòa sơ thẩm?
211. Tòa án xét xử vắng mặt những người được triệu tập trong những trường hợp nào? 212. A, B và C khởi kiện D yêu cầu chia thừa kế. Tại phiên tòa D cung cấp cho Tòa án bản di chúc của bố mẹ để lại toàn bộ di sản cho mình nhưng A, B và C cho rằng là di chúc giả nên theo yêu cầu của họ Tòa án quyết định hoãn phiên tòa ba mươi ngày để giám định. Hết thời hạn hoãn phiên tòa mà vẫn chưa có kết luận giám định vì vậy Tòa án đã quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Hỏi việc Tòa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án là đúng hay sai? Tại sao? 213. A, B và C kiện D yêu cầu chia thừa kế di sản của bố mẹ để lại. Tại phiên tòa A, B và C mới đề nghị Tòa án chấp nhận H là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham gia phiên tòa. Hỏi Tòa án có thể chấp nhận cho H tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho A, B và C không? Tại sao? 214. A khởi kiện B ra Tòa án đòi nhà cho thuê. Sau hòa giải vụ án không thành Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa A và B lại yêu cầu Tòa án hoãn phiên tòa để họ thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Hỏi Tòa án có phải chấp nhận yêu cầu của đương sự hoãn phiên tòa để họ tự hòa giải với nhau giải quyết vụ án không? Tại sao?
215. A khởi kiện yêu cầu B trả nợ một trăm triệu đồng bị Tòa án cấp sơ thẩm xử bác yêu cầu. Sau phiên tòa, A yêu cầu Tòa án cho xem biên bản phiên tòa để chuẩn bị kháng cáo bản án của Tòa án. Khi xem biên bản phiên tòa, A thấy biên bản ghi không đúng, chưa đầy đủ nên đã yêu cầu Tòa án sửa chữa, bổ sung. Thư ký phiên tòa đã chấp nhận yêu cầu của A và sửa chữa, bổ sung vào ngay biên bản phiên tòa. Hỏi việc sửa chữa biên bản phiên tòa của thư ký như vậy là đúng hay sai? Tại sao? 216. Năm 2002 do già yếu và không con nào chịu nuôi dưỡng nên bà A đã đến ở với cháu là anh H. Nay ông B là con trai bà A lại khởi kiện đến Tòa án yêu cầu giao bà A cho ông nuôi dưỡng. Tòa án triệu tập anh H lần thứ nhất đến tham gia
phiên tòa thì anh H vắng mặt không có lý do. Tòa án triệu tập anh H lần thứ hai đến tham gia phiên tòa thì anh H ốm nặng phải vào viện cấp cứu. Hỏi Tòa án có được xét xử vắng mặt anh H hay phải hoãn phiên tòa? Tại sao?
217. A khởi kiện ra Tòa án yêu cầu B là con trai cấp dưỡng mỗi tháng tám trăm ngàn đồng. Sau khi hòa giải vụ án không thành Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa. Tại phiên tòa, B vắng mặt do đi nước ngoài công tác nên Tòa án phải hoãn phiên tòa hai mươi ngày. Khi Tòa án mở lại phiên tòa thì A lại bị ốm đi cấp cứu tại bệnh viện nên Tòa án lại phải hoãn phiên tòa. Hỏi trong lần này Tòa án có quyền hoãn phiên tòa với thời gian tối đa là bao nhiêu? Tại sao?
218. A khởi kiện B ra Tòa án yêu cầu đòi bồi thường mười triệu đồng tiền điều trị vết thương do tai nạn giao thông B gây ra. Sau khi hòa giải vụ án không thành Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa A lại yêu cầu B bồi thường thêm năm triệu đồng tiền A sửa chữa xe trong vụ tai nạn giao thông do B gây ra. Hỏi Tòa án có thể giải quyết các yêu cầu ở tại phiên tòa không? Tại sao?
§9. Phúc thẩm
219. Trình bày khái niệm, ý nghĩa của thủ tục phúc thẩm? 220. Trình bày trình tự, thủ tục kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm? 221. Trình bày trình tự, thủ tục kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm? 222. Phân tích quy định tại Điều 252 BLTTDS về thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm?
223. Phân tích các quy định tại Điều 245, Điều 247 BLTTDS về thời hạn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm?
224. Trình bày việc sửa đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm? 225. Phân tích phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Điều 263 BLTTDS)? So sánh phạm vi xét xử sơ thẩm với phạm vi xét xử phúc thẩm.
226. Trình bày những người tham gia phiên tòa phúc thẩm? Sự khác nhau giữa người tham gia phiên tòa phúc thẩm với người tham gia phiên tòa sơ thẩm?
227. Phân tích quy định tại Điều 266 BLTTDS về hoãn phiên tòa phúc thẩm?
228. Trình bày thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm?
229. Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm có gì khác nhau?
230. Phân tích quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm?
231. Phân tích quy định tại Điều 260 BLTTDS về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự?
232. Phân tích quy định tại Điều 269 BLTTDS về thủ tục giải quyết trong trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại Tòa án cấp phúc thẩm? 233. Phân tích quy định tại Điều 270 BLTTDS về việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm?
234. Phân tích quy định tại Điều 276 BLTTDS về quyền hạn sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm?
235. Phân tích quy định tại Điều 277 BLTTDS về quyền hạn hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án của Hội đồng xét xử phúc thẩm?
236. Trường hợp kháng cáo quá hạn, kháng cáo đúng hạn nhưng không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm hoặc nộp không đúng hạn, Toà án cấp sơ thẩm có phải gửi hồ sơ vụ án lên toà án cấp phúc thẩm giải quyết không? tại sao?
237. A xin ly hôn B được Toà án sơ thẩm xử chấp nhận. B kháng cáo xin đoàn tụ. Trong quá trình điều tra giải quyết vụ án, Toà án cấp phúc thẩm thấy chị B đã có thai 5 tháng. Vậy Toà án cấp phúc thẩm phải giải quyết vụ án như thế nào? 238. A xin ly hôn với B, tòa án cấp sơ thẩm xử cho ly hôn, ngay sau khi kết thúc
phiên tòa sơ thẩm B kháng cáo xin đoàn tụ. Sau đó, A lại quay trở về chung sống với B. Tòa án cấp phúc thẩm đã nhiều lần triệu tập A, B đến để điều tra, chuẩn bị xét xử nhưng cả A và B không đến. Trong trường hợp này, tòa án cấp phúc thẩm phải giải quyết như thế nào?
239. A xin ly hôn với B, tòa án cấp sơ thẩm xử cho ly hôn, ngay sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm B kháng cáo xin đoàn tụ. Sau khi Tòa án cấp phúc thẩm đã triệu tập A, B đến để điều tra, chuẩn bị xét xử thì A lại xin rút đơn ly hôn. Trong trường hợp này, tòa án cấp phúc thẩm phải giải quyết như thế nào?
240. Khi giải quyết lại vụ án, toà án cấp phúc thẩm thấy việc giải quyết vụ án của toà án cấp sơ thẩm là đúng nhưng toà án cấp sơ thẩm đã không triệu tập đầy đủ các đương sự đến tham gia tố tụng. Vậy toà án cấp phúc thẩm phải giải quyết vụ án như thế nào?
241. Khi phúc thẩm vụ án, toà án cấp phúc thẩm thấy việc giải quyết vụ án của toà án cấp sơ thẩm là đúng nhưng người đại diện do đương sự ủy quyền là thư ký của một tòa án quân sự. Vậy toà án cấp phúc thẩm phải giải quyết vụ án như thế nào?
242. C kiện A yêu cầu trả hai mươi triệu đồng vì đã bảo lãnh cho B vay số tiền này và được Tòa án cấp sơ thẩm xử chấp nhận. A kháng cáo vì cho rằng mình không có nghĩa vụ trả nợ thay cho B. Khi giải quyết lại vụ án Tòa án cấp phúc thẩm thấy B chưa được Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập đến tham gia tố tụng. Hỏi Tòa án cấp phúc thẩm có phải triệu tập B đến tham gia tố tụng không? Tại sao?
243. A khởi kiện B yêu cầu chia thừa kế di sản của bố mẹ để lại. Yêu cầu của A không được Tòa án cấp sơ thẩm xử chấp nhận vì có di chúc của bố mẹ họ để lại toàn bộ di sản cho B. Không đồng ý với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, trong thời hạn kháng cáo A đã trực tiếp đến Tòa án cấp sơ thẩm trình bày yêu cầu kháng cáo. Hỏi Tòa án có thể chấp nhận kháng cáo của A không? Tại sao?
244. A có vay của B bốn mươi triệu đồng hẹn một năm sau trả nhưng đến hẹn không trả nên B khởi kiện ra Toà án nhân dân huyện H nơi A cư trú yêu cầu trả số
tiền đó. Sau khi hoà giải không thành, Toà án nhân dân huyện H mở phiên toà xét xử chấp nhận yêu cầu của B. Trong thời hạn kháng cáo, B gửi đơn đến Toà án nhân dân huyện H xin rút đơn khởi kiện và Toà án này đã quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Hỏi quyết định của Toà án nhân dân huyện H là đúng hay sai? Tại sao?
245. A khởi kiện yêu cầu B trả bảy mươi triệu tiền vay và được Tòa án cấp sơ thẩm xử chấp nhận. B kháng cáo quá hạn có lý do chính đáng. C là thẩm phán của Tòa án cấp phúc thẩm đã được giao xét kháng cáo quá hạn của B nay lại được Chánh án Tòa án phân công tham gia Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án. Hỏi việc C tham gia Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án có vi phạm pháp luật không? Tại sao?
246. A khởi kiện yêu cầu B trả lại 500 m2 đất đã thuê bị Tòa án cấp sơ thẩm xử không chấp nhận. A kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án. Khi giải quyết lại vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm thấy phải xử chấp nhận yêu cầu đòi đất của A mới đúng. Tuy nhiên, trên đất lại có xưởng cưa do B xây dựng trước đây Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu của A nên chưa xem xét giải quyết. Hỏi Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xem xét giải quyết cả vấn đề này không? Tại sao?
247. A khởi kiện yêu cầu B trả lại nhà đã thuê được Tòa án cấp sơ thẩm xử chấp nhận. B kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án vì cho rằng chưa hết hạn hợp đồng. Tòa án cấp phúc thẩm triệu tập các đương sự đến tham gia phiên tòa lần thứ nhất thì A vắng mặt nên phải hoãn phiên tòa. Tòa án cấp phúc thẩm triệu tập các đương sự đến tham gia phiên tòa lần thứ hai thì B lại ốm phải vào bệnh viện cấp cứu. Hỏi Tòa án cấp phúc thẩm phải giải quyết vụ án như thế nào? Tại sao?
248. A kiện B đến Tòa án yêu cầu trả ba mươi triệu đồng đã vay từ hai năm trước. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử buộc B trả cho A hai mươi triệu đồng. Trong thời hạn kháng cáo, A đã kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử buộc B phải trả ba mươi triệu đồng tiền vay và tiền lãi của số tiền này trong hai năm là sáu triệu đồng. Hỏi Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử tất cả các yêu cầu đó của A không? Tại sao?
249. A kiện B ra Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh M yêu cầu trả lại 3000 m2 đất thuê và bồi thường hai mươi triệu đồng do việc sử dụng đất không đúng theo hợp đồng. Các yêu cầu của A được Tòa án này xử chấp nhận. B đã kháng cáo quyết định trả lại đất vì cho rằng mình không vi phạm hợp đồng. Khi xét xử lại vụ án, Tòa án nhân dân tỉnh M thấy quyết định trả lại đất là đúng nhưng quyết định buộc B bồi thường cho A hai mươi triệu đồng là cao không phù hợp với thực tế. Hỏi Tòa án nhân dân tỉnh M có được xét xử lại yêu cầu bồi thường của A không? Tại sao?
250. A vay của B bốn mươi triệu đồng hẹn một năm sau trả nhưng không trả nên B khởi kiện ra Toà án nhân dân huyện H nơi A cư trú yêu cầu trả số tiền đó. Sau khi hoà giải không thành, Toà án nhân dân huyện H mở phiên toà xử chấp nhận yêu cầu của B. Trong thời hạn kháng cáo, B lại gửi đơn đến Toà án nhân dân huyện H xin rút đơn khởi kiện nhưng Toà án này không nhận đơn của B vì cho rằng vụ án đã được giải quyết. Hỏi việc Toà án nhân dân huyện H không nhận đơn đó của B là đúng hay sai? Tại sao
251. Bản án dân sự sơ thẩm số 98/DSST của Toà án nhân dân quận N Thành phố H chia thừa kế theo luật tài sản của ông M cho các con là E, F, G. Sau khi Toà án giải quyết vụ án, K là con của E xuất trình bản di chúc của ông M. Theo nội dung di chúc ông M để lại toàn bộ tài sản cho K. Hỏi K có quyền kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm số 98/DSST của Toà án nhân dân quận N không? Tại sao ? 252. Năm 1975, A, B đã bán cho C ngôi nhà hai tầng. C chưa nhận nhà thì C đã di tản sang Mỹ và A, B vẫn ở đó. Năm 2006 A chết, giữa B và P, Q đã xảy ra tranh chấp thừa kế 1/2 ngôi nhà này. Toà án có thẩm quyền đã chia thừa kế 1/2 nhà này cho B, P và Q. Nay Viện kiểm sát có thẩm quyền lại phát hiện được ngôi nhà này không thuộc quyền sở hữu của A, B. Hỏi phải kháng nghị bản án giải quyết vụ án của Toà án theo thủ tục gì? Tại sao?
253. Trong vụ án đòi bồi thường thiệt hại do xây dựng A yêu cầu B bồi thường hai mươi triệu đồng được Tòa án cấp sơ thẩm xử chấp nhận. B kháng cáo vì cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm quyết định mức bồi thường quá cao. Trong thời gian chuẩn bị
xét xử phúc thẩm thì các bên lại thỏa thuận được với nhau B phải bồi thường cho A mười bảy triệu đồng và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm công nhận sự thỏa thuận của họ. Hỏi Tòa án cấp phúc thẩm phải giải quyết vụ án như thế nào?
§10. Giám đốc, tái thẩm
254. Phân tích khái niệm và ý nghĩa của thủ tục giám đốc thẩm.
255. Phân tích các căn cứ kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm.
256. Trình bày thẩm quyền và thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
257. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
258. Trình bày việc chuẩn bị mở phiên tòa giám đốc thẩm?
259. Trình bày thủ tục tiến hành phiên tòa giám đốc thẩm?
260. Phân tích quyền hạn của hội đồng giám đốc thẩm?
261. Phân tích quy định tại Điều 298 BLTTDS về quyền hạn giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa của Hội đồng giám đốc thẩm?
262. Phân tích quy định tại Điều 299 BLTTDS về quyền hạn hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại của Hội đồng giám đốc thẩm?
263. Khái niệm thủ tục giám tái thẩm dân sự.
264. Phân tích các căn cứ kháng nghị theo trình tự tái thẩm.
265. Trình bày thẩm quyền và thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
266. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị theo thủ tục tái thẩm?
267. Trình bày thủ tục tiến hành phiên tòa tái thẩm?
268. Trình bày việc chuẩn bị mở phiên tòa tái thẩm?
269. Phân tích quyền hạn của hội đồng tái thẩm?
270. Phân tích quy định tại khoản 2 Điều 309 BLTTDS về quyền hạn hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục chung của Hội đồng tái thẩm?
271. A khởi kiện B yêu cầu chia di sản của bố mẹ để lại. Để giải quyết vụ án có lợi cho B Thẩm phán phụ trách việc giải quyết vụ án đã cố ý huỷ các chứng cứ, tài liệu của vụ án bất lợi cho B. Khi bản án giải quyết vụ án có hiệu lực, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp đã phát hiện được vi phạm này. Hỏi Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm? Tại sao?
§11. Thủ tục giải quyết việc dân sự
272. Phân tích nguyên tắc giải quyết việc dân sự?
273. Trình bày thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự?
274. Trình bày thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự?
275. A và B thuận tình ly hôn, thoả thuận được việc phân chia tài sản và nuôi con nên đã yêu cầu Toà án ra quyết định công nhận. Khi Toà án mở phiên họp để xem xét quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự thì B lại rút yêu cầu ly hôn. Hỏi Toà án phải giải quyết vụ việc dân sự như thế nào?
Ảnh: Internet |