Wednesday, June 1, 2016

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ - CÓ ĐÁP ÁN

Trả lời mang tính tham khảo

PHẦN BÀI TẬP TÌNH HUỐNG - KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bài tập 1

Trong một vụ án ly hôn giữa C và D, C được nhận toàn bộ tài sản của hai vợ chồng là căn nhà 7 tầng giá trị 6 tỷ và C phải thanh toán cho D số tiền chênh lệch tài sản là 3 tỷ và phải cấp dưỡng nuôi cháu E là 3 triệu/tháng cho D. D có đơn yêu cầu thi hành án về khoản tiền C phải trả cho D là 3 tỷ và khoản cấp dưỡng nuôi con. Sau khi ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu, Chấp hành viên M đã xác minh được hiện C là bác sĩ bệnh viện K có mức lương hàng tháng là 7 tr, tiền phụ cấp là 2.2 tr. Tài sản của C gồm 1 chiếc xe máy trị giá 55 tr và căn nhà C đang ở có giá trị 6 tỷ. Hết thời gian tự nguyện C không tự nguyện thi hành án.
Câu hỏi: Lựa chọn biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với C ?
Trả Lời: Thứ nhất là khấu trừ thu nhập của C để cấp dưỡng cho cháu E  theo điều 78 LTHADS 2014. Hai là kê biên nhà ở để thanh toán cho D số tiền 3 tỷ theo điều 95 BLTHADS 2014.

Bài tập 2
Bản án dân sự số 01/DS-ST tuyên ông A phải trả nợ cho bà B số tiền là 660 triệu. Xác minh tài sản của ông A thì thấy hiện ông A đang là chuyên viên thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái có mức lương là 8 triệu/tháng. Tài sản hiện nay thì ông A có một căn nhà có giá trị khoảng 1,8 tỷ, trong nhà ông có một ti vi LG 60 inch còn khoảng 80% giá trị sử dụng, một xe ô tô Morning có giá trị khoảng 320 triệu hàng ngày ông sử dụng để đi làm. Ngoài ra, ông A không còn tài sản nào khác. Chấp hành viên M ra quyết định khấu trừ 30% mức lương của ông A để thi hành án.
Câu hỏi: Hãy nhận xét việc làm của Chấp hành viên M ?
Trả lời:
Việc làm của chấp hành viên khấu trừ vào lương của ông a là không hợp lý bởi theo ( điểm c khoản 2 điều 78 blthads ) thì việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong trường hợp: khoản tiền thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người thi hành án không đủ để thi hành án.
Trong tình huống trên khoản tiền mà người thi hành án rất lớn, trong khi đó ông A còn có 1 căn nhà trị giá 1,8 tỷ. vậy nên việc làm của chấp hành viên m là chưa hợp lí.
Bài tập 3
L gửi đơn yêu cầu Chi cục THÁDS quận CG thi hành bản án số 118/DSPT buộc D phải hoàn trả căn nhà 4 tầng diện tích 112m2 tại đường Tô Hiệu. Sau khi Chi cục THÁDS quận CG tiến hành kê biên và hoàn trả căn nhà cho L thì L cố ý không nộp phí thi hành án số tiền 193tr.
Câu hỏi: Chi cục THÁDS quận CG sẽ phải xử lý như thế nào trong tình huống trên ?
Trả lời:Theo khoản 4 điều 46 nghị định 62/2015 NĐ-CP mức phí, thủ tục thu nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án.
Quy định: “cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thu phí thi hành án khi chi trả tiền hoặc giao tài sản cho người được thi hành án và cấp biên lai thu phí thi hành án.
Người được thi hành án không nộp phí thi hành án thì cơ quan thu phí có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thu phí thi hành án, kể cả việc bán đấu giá tài sản đã giao cho người được thi hành án để đảm bảo thu hồi tiề phí thi hành án. Chi phí định giá, bán đấu giá tài sản để thu phí do người được thi hành án chịu.
Bài tập 4
UBND huyện B ban hành quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép của ông X và bị ông X khiếu nại đến Chủ tịch UBND. Tuy nhiên, kết quả giải quyết theo hướng bác yêu cầu khiếu nại của ông X và giữ nguyên quyết định tháo dỡ công trình. Không đồng ý với việc giải quyết của Chủ tịch UBND huyện B, ông X đã khởi kiện vụ án hành chính đến Tòa án. Tòa án đã tuyên hủy quyết định cưỡng chế tháo dỡ của UBND huyện B và UBND huyện B có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông X là 40 triệu.
Câu hỏi: Cơ quan THÁDS có quyền thi hành án trong trường hợp này không?
Trả lời:Cơ quan thi hành án dân sự  trong  trường hợp này có quyền thi hành án. Vì bản án đã tuyên ( có hiệu lực pháp luật) và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
Bài tập 5
Đương sự yêu cầu thi hành án đối với bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang. Vụ việc này đã do Tòa án nhân dân huyện Bắc Mê xét xử sơ thẩm.
Câu hỏi: Cơ quan THÁDS tại đâu có thẩm quyền thụ lý và giải quyết yêu cầu thi hành án của đương sự ?
Trả lời: Cơ quan thi hành án dân sự tại nơi có tài sản được đương sự yêu cầu thi hành án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết
Bài tập 6
Tòa án quận Gò Vấp, tp.HCM tuyên Nguyễn Văn Dũng cư trú tại phường Hà Sơn, quận Gò Vấp phải nộp tiền án phí là 5 triệu và tiền phạt là 1 tỷ. Qua xác minh sơ bộ được biết Dũng đã chuyển vào quận 10, tp.HCM để làm ăn sinh sống. Tại địa phương Dũng không có bất kỳ tài sản nào. Căn cứ biên bản xác minh, Chi cục THÁDS quận Gò Vấp đã ủy thác việc thi hành án đến Chi cục THÁDS quận 10 để tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, Chi cục THÁDS quận 10, đã hoàn trả lại hồ sơ ủy thác cho Chi cục THÁDS Gò Vấp.
Câu hỏi: Anh (chị) hãy nêu rõ lý do Chi cục THÁDS quận 10 trả lại hồ sơ ủy thác thi hành án ?
Trả lời: Lý do Chi cục THADS  quận 10 trả lại hồ sơ ủy thác là bởi vì ở quận 10 Nguyễn Văn Dũng không có bất kì tài sản nào để thi hành án ( khoản 1 điều 55 luật thads )


Bài tập 7
Theo bản án hình sự sơ thẩm thì A phải nộp 3 triệu án phí hình sự sơ thẩm, 40 triệu tiền phạt và 300 triệu tiền thu lời bất chính để sung công. Quá trình thi hành án, Cơ quan THÁDS đã thu được 80 triệu tiền thu lời bất chính và nộp sung công quỹ nhà nước. Sau đó, Phong không có điều kiện để thi hành án nữa.
Câu hỏi: Chấp hành viên sẽ phải giải quyết như thế nào trong trường hợp này ?
Trả lời: Chấp hành viên yêu cầu Thủ trưởng cơ quan THA ra quyết đĩnh hoãn THA théo quy định tại: điểm C khoản 1 Điều 48 luật THADS 2014.
Bài tập 8
Bản án tuyên doanh nghiệp A phải trả cho doanh nghiệp B số tiền 4,8 tỷ. Sau khi bản án có hiệu lực, doanh nghiệp B đã làm đơn yêu cầu thi hành án. Sau đó, doanh nghiệp B có văn bản từ bỏ quyền lợi đối với số tiền trên và không yêu cầu doanh nghiệp A phải tiếp tục thi hành nghĩa vụ trên.
Câu hỏi: Cơ quan THÁDS sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp này ?
Trả lời: Cơ quan THADS sẽ đình chỉ thi hành án.  Trong các quy định đình chỉ thi hành án có quyđịnh:”đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục thi hành án,  trừ trường hợp việc điình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ 3”
Trong tình huống trên thỏa mãn căn cứ để đinh chỉ thi hành án.
Bài tập 9
Bản án ngày 15/6/2014 của Tòa án tỉnh NĐ tuyên C phải trả H 5 tỷ và lãi suất chậm thi hành án theo quy định của pháp luật. Sau khi H có đơn yêu cầu thi hành án, ngày 28/7/2014, Cục THÁDS tỉnh NĐ ra Quyết định thi hành án. Ngày 04/8/2014, C đến Cục THÁDS nộp đủ số tiền 5 tỷ và lãi suất chậm thi hành án.
Câu hỏi: Việc THÁDS được xác định kết thúc từ thời điểm nào ?
Trảlời: Điều 52 luật thi hành án dân sự quy định về việc kết thúc thi hành án Trường hợp trên  C đã đến Cục THADS  nộp đủ sốt iền và lãi xuất chậm thi hành án theo bản án vào ngày  04/08/2014 thì việc thi hành án được xác định kết thúc vào ngày 04/8/2014 ( khi C nộp song phải có xác nhận của cơ quan Thi Hành Án Dân sự

Bài tập 10
Bản án dân sự phúc thẩm của Tòa án tp.H, tuyên ông A phải trả cho bà B 10 tỷ và lãi suất chậm thi hành án. Bà B có đơn yêu cầu thi hành khoản 10 tỷ và lãi suất chậm thi hành án. Chi cục THÁDS tp.H đã ra quyết định thi hành án đối với đơn yêu cầu của bà B. Tuy nhiên, sau đó bà B lại có đơn đề nghị Chi cục THÁDS tp.H không thi hành án khoản 10 tỷ và lãi suất chậm thi hành án nữa.
Câu hỏi: Chi cục THÁDS tp.H sẽ phải giải quyết như thế nào và hậu quả pháp lý sau đó ?
Trảlời:Chi cục thi hành án dân sự tp.H sẽ căn cứ vào đơn đền ghị của bà B để đình chỉ thi hành án dân sự.
Hậu quả pháp lý : sau khi có quyết định đình chỉ thi hành án, các hoạt động thi hành án dân sự được ngừng hẳn.
                                                Bài tập 11
Bản án dân sự sơ thẩm ngày 30/6/2009 của Tòa án tỉnh B tuyên ông T phải trả bà C 300 triệu và lãi suất chậm thi hành án. Bà C có đơn yêu cầu thi hành án, Cục THÁDS tỉnh B đã ra quyết định thi hành án, ông T đã trả cho bà C 250 triệu. Bà C sau đó có đơn yêu cầu không tiếp tục thi hành án khoản 50 triệu và lãi suất chậm thi hành án nữa.
Câu hỏi: Cục THÁDS tỉnh B sẽ phải giải quyết như thế nào và hậu quả pháp lý sau đó ?  (Giống câu 10)



Bài tập 12
Bản án dân sự phúc thẩm ngày 20/3/2014 của Tòa án tỉnh Yên Bái tuyên: ông A phải trả cho bà B 50 triệu, bà C 60 triệu, bà D 80 triệu, bà E 90 triệu và lãi suất chậm thi hành án. Sau đó, bà B, C, D, E có đơn yêu cầu thi hành án. Cục THÁDS đã ra quyết định thi hành án. Quá trình thi hành án, bà E có đơn không yêu cầu thi hành án nữa.
Câu hỏi: Cục THÁDS sẽ phải giải quyết như thế nào và hậu quả pháp lý sau đó ?
Trả lời: Cúc THADS sẽ vẫn tiếp tục THA với ông A để thực hiện nghĩa vụ với bà B C D.
Hậu quả pháp lý: Chấm dứt nghĩa vụ của ông B với bà E, chấm dứt hoạt động THA.
Bài tập 13
Ông A bị tòa án tuyên buộc phải bồi thường 2 tỷ cho ông B. Ông A và ông B thỏa thuận, ông A gán toàn bộ nhà 3 tầng có diện tích 35m2 (định giá 3,5 tỷ) là tài sản chung của vợ chồng ông A, còn ông B trả lại ông A 1,5 tỷ.
Câu hỏi: Chấp hành viên có chấp nhận sự thỏa thuận này hay không ? Tại sao ?
Trả lơi: Chấp hành viên k chấp nhận sự thỏa thuận vì ngôi nhà là tài sản chung của vợ ck ông A (Trừ trường hợp vk ông A đồng ý cho ck mình lấy ngôi nhà để thực hiện nghĩa vụ với ông B)
Bài tập 14
Công ty M phải bồi thường cho công ty N là 20 tỷ. Sau đó, công ty N có đơn yêu cầu thi hành án. Trong quá trình giải quyết thi hành án, giám đốc công ty M và giám đốc công ty N đã tự thỏa thuận với nhau trả tiền riêng cho nhau thông qua tài khoản bí mật.
Câu hỏi: Thỏa thuận của hai giám đốc trên có được cơ quan THÁDS chấp nhận không ? Tại sao ?
Trả lời:Cơ quan thi hành án dân sự  trong  trường hợp này có quyền thi hành án. Vì bản án đã tuyên ( có hiệu lực pháp luật) và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Bài tập 15
Bản án tuyên trường tiểu học M phải trả cho ông A số tiền 900 triệu. Hàng tháng ngân sách nhà nước cấp cho trường tiền lương cho cán bộ, công chức và chi phí khác phục vụ cho công tác đào tạo là 140 triệu. Trường M còn có 40 bộ máy tính có giá trị khoảng 260 triệu và 1 ô tô có giá khoảng 350 triệu và những tài sản này đều do ngân sách cấp để phục vụ công tác đào tạo của trường.
Câu hỏi: Chấp hành viên được phép kê biên tài sản nào ?
Trả Lời: Chấp hành viên không được phép kê biên các tài sản trên căn cứ Khoản 1,điểm b Khoản 3 điều 87 Luật THADS 2014 Tài sản không được kê biên.

Bài tập 16
Do lo ngại nhà ông B xây dựng cao tầng ngay bên cạnh sẽ gây ảnh hưởng đến ngôi nhà của mình, nên ông A muốn lập một văn bản ghi nhận sự kiện trước khi ông B đào móng.
Câu hỏi: Ông B sẽ phải yêu cầu Luật sư hay Chấp hành viên trong trường hợp này ? Tại sao ?
Trả Lời: Ông B sẽ chỉ nên yêu cầu luật sư tư vấn thôi. vì  Chấp hành viên là chấp hành các phán quyết trong bản án, quyết định của tòa án để thi hành án. Thứ hai đây giống như việc ông B muốn ghi nhận một sự kiện trước khi làm thay đổi nó cho nên ông B tìm đến luật sư sẽ hợp lý hơn.
Bài tập 17
Bản án tuyên ông A phải trả cho ông B số tiền 3 tỷ. Ông B đã làm đơn yêu cầu thi hành án. Do là thi hành án theo dạng theo đơn yêu cầu nên phía cơ quan THÁDS yêu cầu ông B cũng cấp thông tin về thu nhập của ông A. Qua thông tin tìm hiểu ông B được biết ông A có tài khoản tại ngân hàng Z. Ông A đã tự xác minh nhưng không thành công do phía ngân hàng Z từ chối hợp tác với ông A.
Câu hỏi: Ông B có thể nhờ chủ thể nào tiến hành xác minh thông tin tài khoản của ông A
Trả lời: Trong trường hợp này ông B có thể nhờ cơ quan THADS cụ thể hơn là Chấp hành viên xác minh thông tin tài khoản của ông A.Trên thực tế việc xác minh thông tin của người phải THA là giai đoạn mà khó khăn nhất của THADS nên việc để ông B tự xác minh thông tin là thiếu khả thi.
Bài tập 18
Bản án sơ thẩm dân sự tuyên B phải trả cho A 100 triệu. Sau khi bản án có hiệu lực, A mong muốn bản án được thi hành. Do không am hiểu pháp luật nên A đến nhờ Luật sư giúp đỡ.
Câu hỏi: Là Luật sư, anh (chị) sẽ tư vấn cho A thực hiện bản án này bằng những cách thức gì ? Theo anh (chị) cách thức nào sẽ hiệu quả nhất và tại sao ?
Trả Lời: Là luật sư ta có thể tư vấn cho A
1.     Gửi đơn yêu cầu THA đến Tòa án nơi xét sử sơ thẩm yêu cầu được THA
2.     Gặp B để thỏa thuận THA
Cách thức hiệu quả nhất là: Thỏa thuận THA.

Bài tập 19
Bản án phúc thẩm dân sự số 02/2016 hủy bản án dân sự sơ thẩm số 10/2015 tuyên B phải bồi thường cho A 500 triệu. Sau khi ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu và đang trong quá trình thi hành án thì bản án trên bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Quyết định giám đốc thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy.
Câu hỏi: Chấp hành viên phải giải quyết như thế nào trong trường hợp trên
Trả lời: Chấp hành viên tiếp tục THA theo quyết định của giám đốc thẩm
Bài tập 20
Bản án dân sự sơ thẩm 04/2014 tuyên buộc A phải bồi thường cho B 900 triệu. Sau đó, B có đơn yêu cầu thi hành án. Trong quá trình thi hành án  thì A không còn khả năng thi hành án. A mới chỉ thực hiện được nghĩa vụ 200 triệu. Còn lại số tiền 700 triệu thì A không còn khả năng thực hiện.
Câu hỏi: Anh (chị) sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp này ?
Trả lời : Do A không còn khả năng thực hiện nốt phần nghĩa vụ thi hành án còn lại là 700 triệu đồng nên B có thể thỏa thuận với Avề việc miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ số tiền đó. Hoặc A gửi đơn yêu cầu tòa án xem xét ra quyết định miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ số tiền còn lại mà B có nghĩ vụ phải trả  cho A   
Bài tập 21
Sau khi bản án sơ thẩm kinh doanh thương mại có hiệu lực, A nộp đơn yêu cầu thi hành án đối với B. Đồng thời khi nộp đơn yêu cầu thi hành án, A còn làm văn bản yêu cầu Cơ quan THÁDS áp dụng biện pháp bảo đảm phong tỏa tài khoản của B và kèm theo văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của B.
Câu hỏi: Cơ quan THÁDS sẽ phải giải quyết như thế nào trong trường hợp này
Trả Lời: Đầu tiên, cơ quan THADS sẽ phải tiến hành xác minh điều kiện THA của B, xem xét thấy B có tài khoản trong ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hay ko. Nếu có thì cơ quan THADS ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản theo đơn yêu cầu của A để tránh việc B tẩu tán tài sản. Còn đơn yêu cầu của A áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ ngay tiền trong tài khoản của B không được chấp nhận, bởi vì biện pháp cưỡng chế chỉ được cơ quan THADS áp dụng sau thời gian tự nguyện THADS mà người phải THA không thực hiện nghĩa vụ THA. Trường hợp này B vẫn đnag trong thời gian tự nguyện THA nên đơn yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế của A ko được xem xét
Bài tập 22
Sau khi Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ chiếc ô tô và giấy đăng ký phương tiện của B ­- người phải thi hành án, thì A - người được thi hành án tiếp tục yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, cưỡng chế trả vật, chuyển quyền sử dụng đất.
Câu hỏi: Cơ sở nào áp dụng biện pháp cưỡng chế trên ?
Trả lời: Cơ sở để áp dụng biện pháp cưỡng chế trên là :
+ B có nghĩa vụ trả lại tài sản cho A
+ có điều kiện thi hành nhưng B ko tự nguyện thi hành.
+ ngăn chặn B tẩu tán tài sản.
Bài tập 23
Bản án dân sự phúc thẩm buộc B phải trả cho A số tiền 700 triệu. Sau khi ra quyết định thi hành án theo đơn, Chấp hành viên K được phân công và đã tổ chức xác minh điều kiện thi hành án của B. Kết quả cho thấy, B không có bất cứ tài sản nào đáng giá để thi hành án, thu nhập cũng thất thường không ôn định. Tài sản duy nhất của B có được là căn nhà đang ở với giá trị ước tính khoảng 3 tỷ đồng.
Câu hỏi: Chấp hành viên K có thể kê biên ngôi nhà trên của B hay không ? Tại sao ?
Trả lời: Chấp hành viên K có thể kê biên căn nhà. Bởi vì:
Căn cứ khoản 1, điều 95, LTHADS.

Bài tập 24
Bản án dân sự phúc thẩm số 03/2015 tuyên buộc B phải trả cho A số tiền 4 tỷ. A có đơn yêu cầu thi hành án. Thủ trưởng cơ quan THÁDS ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu và phân công Chấp hành viên P chịu trách nhiệm tổ chức thi hành bản án đó. Tuy nhiên, khi Chấp hành viên P gặp mặt người phải thi hành án B, thì B đã từ chối làm việc và yêu cầu Thủ trưởng cơ quan THÁDS phải thay đổi Chấp hành viên P với lý do, Chấp hành viên P đã từng tham gia với tư cách người làm chứng trong vụ án giữa A và B. Thủ trưởng cơ quan THÁDS từ chối yêu cầu thay đổi Chấp hành viên P của B.
Câu hỏi: Nhận xét quyết định của Thủ trưởng cơ quan THÁDS ? Tại sao ?
Trả lời: Thủ trưởng cơ quan chấp nhận yêu cầu thay đổi chấp hành viên của B theo điểm b khoàn 1 điều 10 nghị định 62.
Bài tập 25
Bản án dân sự sơ thẩm tuyên A phải trả cho B số tiền 20 tỷ. B có đơn yêu cầu thi hành án. Chấp hành viên đã quy định cho các bên thời hạn 10 ngày để tự nguyện thi hành án. Kết thúc thời hạn tự nguyện, A vẫn không chịu thi hành nghĩa vụ nên Chấp hành viên đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ và sau đó quyết định cưỡng chế kê biên ngôi nhà của A. Trong quá trình cưỡng chế kê biên ngôi nhà thì A lại thỏa thuận được với B với nội dung A sẽ trả dần số tiền phải thi hành án cho B. Cụ thể hai bên thỏa thuận A sẽ trả mỗi tháng 1 triệu cho B, cho đến khi hết số tiền 20 tỷ.
Câu hỏi: Chấp hành viên có chấp nhận thỏa thuận giữa hai bên hay không ? Tại sao ?
Trả Lời: Chấp hành viên không chấp nhận thỏa thuận giữa hai bên bởi việc 2 bên thỏa thuận mỗi tháng 1 triệu để trả nợ số tiền 20 tỷ sẽ dẫn đến việc thi hành án sẽ rất dài chấp hành viên không thể giám sát đc( để giám sát chắc phải qua mấy chục người giám sát viên^_^). Cũng như  việc thi hành án dài sẽ dễ dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh (VD: khoản a,b điều 50 Luật THADS).

Bài tập 26
A phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án cho B và cả hai đều cư trú tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Để gây khó khăn cho quá trình thi hành án, A đã ủy quyền thực hiện nghĩa vụ thi hành án cho K hiện đang cư trú tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Việc ủy quyền thực hiện nghĩa vụ thi hành án giữa A và K được lập thành văn bản và đã được công chứng tại Phòng công chứng số 1 huyện Tuần Giáo. Khi Chấp hành viên đến yêu cầu A làm việc thì A đưa ra văn bản ủy quyền công chứng và yêu cầu Chấp hành viên phải làm việc với K.
Câu hỏi: Chấp hành viên sẽ phải giải quyết như thế nào trong trường hợp này ?
Trả Lời: Điều đầu tiên chấp hành viên phải xem xét việc công chức văn bản ủy thác của A đã đúng pháp luật chưa. 
Nếu đúng thì chấp hành viên thông báo với thủ trưởng cơ quan thi hành án để ủy thác thi hành án tới cơ quan thi hành án huyện Tiên Lãng (Điều 55+56).
Nếu không thì chấp hành viên trực tiếp làm việc với A.

Bài tập 27
Bản án Dân sự phúc thẩm buộc A phải trả cho B số tiền 600 triệu đồng. Sau khi B có đơn yêu cầu thi hành án, Chấp hành viên C được phân công giải quyết việc thi hành án theo đơn trên. Tuy nhiên, trong quá trình xác minh thì Chấp hành viên C không thể xác minh được địa chỉ và tài sản của A.
Câu hỏi: Chấp hành viên sẽ phải ra quyết định gì trong trường hợp này ? Tại sao ?
Trả Lời: Chấp hành viên thông báo với thủ trưởng cơ quan thi hành án để ra quyết định hoãn thi hành án theo điều 48 tại khoản 1 ý b. Chấp hành viên không được ra quyết định gì vì theo điều 20 chấp hành viên chỉ được phép ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biễn pháp cưỡng chế thi hành án mà để có thể dụng nó thì phải xác định được tài sản và địa chỉ của người phải thi hành án.

Bài tập 28
Bản án sơ thẩm kinh doanh thương mại buộc M phải trả N số tiền 400 triệu đồng. Sau khi N có đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan THÁDS đã ra quyết định thi hành án theo đơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc thông báo về thi hành án thì M từ chối không nhận các thông báo của cơ quan THÁDS.
Câu hỏi: Người thực hiện việc thông báo phải giải quyết như thế nào trong tình huống này ?
Trả lời: Theo điều 40 tại khoản 2 trường hợp người được thông báo từ chối nhận văn bản thông báo thì người thực hiện thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được thông báo, có chữ ký của người chức kiến và thực hiện việc niêm yết công khai theo điều 42.
Bài tập 29
A phải thực hiện nghĩa vụ trả cho B chiếc xe ô tô và giấy tờ xe theo bản án dân sự sơ thẩm số 02/2014. Tuy nhiên, ngay sau khi bản án có hiệu lực, A đã bán chiếc xe ô tô cho M. Số tiền từ việc bán xe, A không dùng để thực hiện nghĩa vụ thi hành án cho B.
Câu hỏi: Chấp hành viên sẽ phải giải quyết như thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho B ?
Trả Lời: Chấp hành viên thông báo cho M việc M mua chiếc xe của A là một giao dịch vô hiệu do bị lừa dối vì trước khi bán xe cho M thì bản án dân sự sơ thẩm số 02/2014 đã có hiệu lực tức là A phải thực hiện nghĩa vụ trả cho B chiếc xe ô tô và giấy tờ xe do đó A không phải chủ sở hữu của chiếc xe để có thể thực hiện việc bán nó đi. Chấp hành viên yêu cầu A trả lại tiền cho M và thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án dân sự sơ thẩm số 02.

Bài tập 30
Bản án Dân sự sơ thẩm tuyên A phải trả cho B số tiền 40 triệu đồng và trả cho C chiếc xe ô tô 4 chỗ. Hai ngày sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, B và C đều có đơn yêu cầu thi hành án.
Câu hỏi: Thủ trưởng cơ quan THÁDS sẽ phải ra mấy quyết định thi hành án trong trường hợp này ?
Trả lời: Thủ trưởng cơ quan thi hành án sẽ ra một quyết định thi hành án trong trường hợp này do theo điều 7 của Nghị định 62/ 2015/NĐ-CP tại khoản 1: “Trường hợp trong bản án, quyết định có một người phải thi hành án cho nhiều người được thi hành án và các đương sự yêu cầu thi hành án vào cùng thời điểm thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho nhiều yêu cầu.”



Bài viết phổ biến