Đề cương ôn thi hành án hình sự - khoa
luật đại học quốc gia hà nội ( Tài liệu mang tính tham khảo )
1) Những bản án, quyết định đưa ra thi
hành theo qui định Luật thi hành án hình sự:
_ Bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật và đã có quyết định thi hành:
+ Bản án hoặc phần bản án của tòa
án sơ thẩm không có kháng cáo kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
+ Bản án phúc thẩm.
+ Quyết định tái thẩn, giám đốc thẩm
của tòa án.
_ Bản án, quyết định của tòa án được
thi hành ngay theo qui định của luật tố tụng hình sự.
_ Quyết định của tòa án VN tiếp nhận
người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về VN chấp hành án và đã có quyết
định thi hành. Quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù ở Việt
Nam cho nước ngoài.
_ Bản án, quyết định về áp dụng biện
phấp tư pháp hình sự: bắt buộc chữa bệnh, đưa vào trường giáo dưỡng, giaos dực
tại xã phường thi trấn.
2)
Những
nội dung cơ bản của thủ tục thi hành án cải tạo không giam giữ:
Thi hành án phạt cải tao không giam
gữa là việc cơ quan người có thảm quyền theo qui định của luật thi hành án hình
sự giám sát, giáo dục người chấp hành án tại xã phường thi trấn và khấu trừ thu
nhập sungqũy nhà nước.
Thủ tục:
_ 7 ngày từ ngày bản án sơ thẩm có
hiệu lực hoặc từ ngày bản án, quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm có
nội dung là tuyên phạt cải tạo không giam giữ đối với người bị kết án thì chánh
án Tòa án đã xét sơ thẩm ra quyết định hoặc ủy thác cho tòa án khác ra quyết định
thi hành án.
_ 3 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết
định tòa án phải gửi quyết định cho:
+ Người chấp hành án
+ VKS cùng cấp.
+ Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện / cấp quân khu
nơi người chấp hành án đang cư trú / làm việc.
+ Sở tư pháp nơi tòa án đã ra quyết
định thi hành án.
_ 3 ngày từ ngày nhận được quyết định
thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện/ quân khu triệu tập
người chấp hành án đến trụ sở cơ quan để ấn định thời gian có mặt tại trụ sở ủy
ban xã/ đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục và cam kết chấp hành án, lập
hồ sơ thi hành án. Hồ sơ gồm:
+ Bản án có hiệu lực pháp luật.
+ quyết định thi hành án.
+ Cam kết của người chấp hành án.
+ Tài liệu khác có liên quan đến thi hành án.
_ 7 ngày từ ngày lập hồ sơ, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp
huyện/ cấp quân khu giao hồ sơ cho ủy ban nhân dân xã/ đơn vị quân đội được
giao giám sát giáp dục.
_ Trước khi hết hạn chấp hành án 3
ngày ủy ban xã, đơn vị quân đội giao hồ sơ thi hành án cho cơ quant hi hành án
hình sự công an cấp huyện / cấp quân khu để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành
xong án phạt cả tạo không giam giữ ngay khi hết thời hạn. Giấy chứng nhận phải
gửi cho nhười chấp hành án, ủy ban xã/ đơn vị quân đội, tòa án ra quyết định, sở
tư pháp nơi tòa án ra quyết định có trụ sở.
ð Chánh
án tòa sơ thẩm ra quyết định thi hành án(7 ngày) => Tòa án gửi quyết định
cho người chấp hành án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án huyện, sở tư pháp (3
ngày) => Cơ quan thi hành án huyện triệu tập người chấp hành án đến trụ sở ấn
định thời gian chấp hành án, cam kết chấp hành án và lập hồ sơ(3 ngày) => Cơ
quant hi hành án giao hồ sơ cho ủy ban xã(3ngay) => Còn 3 ngày là chấp hành
án xong, ủy ban xã bàn giao hồ sơ cho cơ quan thi hành án đe cấp giấy chứng nhận
chấp hành án xong. Hết thời hạn phải gửi giấy chứng nhận cho người chấp hành
án, ủy ban xã, tòa án, sơ tư pháp.
3)
Nêu
những nguyên tắc cơ bản của luật thi hành án hình sự Việt Nam:
Là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo
mang tính chỉ đạo định hướng việc định hình tổ
chức và hoạt động thi hành án hình sự. Các nguyên tắc cơ bản gồm: 8
nguyên tắc.
_ Tuân thủ hiến pháp pháp luật, bảo
đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân.
_ Bản án, quyết định có hiệu lực
thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.
_ Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ
nghĩa, tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hàh án.
_ Kết hợp trùng trị và cải tạo giáo
dục trong thi hành án, áp dụng biện pháp cải tạo giáo dục cơ sở tính chất, mức
độ phạm tội , phù hợp với các đặc điểm giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa và
các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
_ Thi hành án đói với người chưa
thành niên chủ yếu giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh
trở thành người có ích cho xã hội.
_ Khiến khích người chấp hành án ăn
năn hối cải tích cực học tập lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
_ Bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo những
quyết định hành vi trái pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự.
_ Bảo đảm sự tham gia của cơ quan tổ
chức cá nhân và gia đình vào việc giáo dục cải tạo người chấp hành án.
4)
Nêu và phân tích vai trò của ủy ban
nhân dân cấp xã trong thi hành hình phạt cấm cư trú:
Thi hành hình phạt cấm cư trú là việc
cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo qui định của luật thi hành án hình sự buộc
người thi hành án không được thường trú, tậm trú tại một số địa phương nhất định
theo bảm án đã có hiệu lực pháp luật.
Có thể thấy trong thi hành hình phạt cấm cư trú, ủy ban nhân dân cấp xã
có vai trò như vai trò của cơ quan thi hành án trong việc quản lý, giáo dục người
chấp hành án trong thời gian thi hành án.
Hình phạt cấm cư trú liên quan đến vai trò
trách nhiệm của ủy bân nhân dân cấp xã nơi người thi hành án cư trú sau khi chấp
hành xong án phạt tù và ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án bị cám cư
trú.
_ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành
án đến cư trú:
+ Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát
giáo dục người chấp hành án tạo điều kiện để họ lao động, sinh hoạt bình thường.
+ Nhận xét bằng văn bản và lưu vào
hồ sơ theo dõi quá trình chấp hành án cấm cư trú khi người đó chuyển đến cư
trú.
+ Yêu cầu người thi hành án cam kết
và thục hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, có biện pháp giáo dục phòng ngừa khi người
đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
+ Lập hồ sơ đề nghi xem xét miễn chấp
hành hinhf phạt cấm cư trú còn lại cho người chấp hành án gửi cơ quant hi hành
án hình sự công an cấp huyện.
+ Thực hiện thống kê, báo cáo cơ
quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án.
+ Xử phạt vi phạm hành chính hoặc đề
nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với người chấp hành án
theo qui định của pháp luật.
+ Giải quyết khiếu nại tố cáo theo
qui định của luật thi hành án hình sự.
Trưởng công an cấp xã có trách nhiện
tham mưu , giúp ủy ban nhân dân xã thực hiện nghĩa vụ trên.
_ Trách nhiệm của ủy ban nhân dân
xã nơi người chấp hành án không được đến cư trú:
+ Khi thấy người cấm cư trú có mặt
tại địa phương phải kiểm tra lập biên bản và buộc họ rời khỏi địa phương đồng
thời thông báo cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú. ( trừ
trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của ủy ban nhân dân cấp xã nơi
bị cấm cư trú _ mỗi lần không quá 5 ngày).
5)
Nêu
và phân tích thẩm quyền của cơ quan quản lý thi hành án hình sự :
Gồm cơ quan quản lý thi hành án
hình sự thuộc bộ công an và cơ quan thi hành án thuộc bộ quốc phòng.
_ Cơ quan quản lý thi hành án thuộc
bộ công an là Tổng cục cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp( tổng cục
8). Nhiệm vụ quyền hạn gồm:
+ Giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực
hiên các công việc: Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về thi hàh án hình sự,
chỉ đạo nghiệp vụ hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về thi hành án hình sự
và tổng kết công tác thi hành án.
+ Kiểm tra công tác thi hành án
hình sự.
+
Quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án.
+ Trực tiếp quản lý các trại giam
thuộc Bộ Công an.
+ Trực tiếp thực hiện chế độ thống
kê, báo cáo
+ Giải quyết khiếu nại tố cáo về
thi hành án hình sự theo qui định của pháp luật.
+ thực hiện nhiêm vụ quyền hạn khác
do bộ trưởng Bộ Công An giao theo qui định của pháp luật thi hành án hình sự.
_ Cơ quant hi hành án hình sự thuộc
Bộ Quốc phòng (Cục điều tra hình sự):
+ Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực
hiện các công việc: Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về công tác thi hành
án hình sự, chỉ đạo nghiệp vụ,hướng dẫn áp dụng thống nhất các qui định của thi
hành án hình sự và tổng kết công tác thi hành án trong quân đội.
+ Kiểm tra công tác thi hành án
hình sự trong quân đội.
+ Quyết định đưa người chấp hành án
phạt tù đến nơi chấp hành án theo qui định của luật này.
+ Trực tiếp quản lý trại giam thuộc
Bộ Quốc phòng .
+ Thực hiện thống kê, báo cáo.
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo
qui định của Luật này.
+ Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn khác
do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao.
6)
Nêu
những nội dung cơ bản của thủ tục thi hành án phạt cấm cư trú:
Cấm cư trú là hình phạt bổ sung bị
áp dụng đối với bị cáo áp dụng hình phạt chính là phạt tù có thời hạn.
_ 2 tháng trước khi hết thời hạn
chapaps hành án phạt tù, giám thị trại giam/ tạm giam/ thủ trưởng cơ quan thi
hành án hình sự công an cấp huyện thông báo bằn văn bản cho cơ quant hi hành án
công an cấp huyện nơi người đó về cơ trú và cấm cư trú, ủy ban nhân dân cấp xã
nơi người đó về cư trú và cấm cư trú.
_ Sau khi phạm nhân chấp hành xong
án phạt tù, giám thị trại giam/ tạm giam/ cơ quan thi hành án công an cấp huyện
nơi người đó chấp hành án phải gửi giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt
tù, bản sao quyết định thi hành án cho cơ quant hi hành án công an cấp huyện
nơi người đó về cư trú.
_ 5 ngày kể từ ngày nhận được văn bản
trên cơ quant hi hành án hình sự công an cấp huyện lập hồ sơ thi hành án phạt cấm
cư trú và bàn giao cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú.
Hồ sơ gồm:
+ Bản sao bản án có hiệu lực, bản
sao quyết định thi hành án phạt tù.
+ giấy chứng nhận chấp hành xong án
phạt tù.
+ Tài liệu khác có lien quan đến
thi hành án.
_ 3 ngày trước khi hết hạn cấm cư
trú ủy ban xã bàn giao hồ sơ cho cơ quant hi hành án hình sự công an cấp huyện
để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cấm cư trú. Giấy chứng nhận gửi
cho người chấp hành án, ủy ban xã nơi người đó cư trú, tòa án đã ra quyết định
thi hành án, sở tư pháp nơi cơ quant hi hành án hình sự cấp giấy chứng nhận thi
hành xong án phạt cấm cư trú có trụ sở.
ð Áp
dụng khi hình phạt chính là phạt tù có thời hạn. 2 tháng trước khi hết hạn phạt
tù, giám thị trại giam/ tạm giam/ thủ trưởng cơ quan thi hành án công an huyện
thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án cấp huyện, ủy ban xã nơi người
đó về cư trú và cấm cư trú. => Sau khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù
cơ quan thi hành án nơi chấp hành án gửi giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt
tù, bản sao bản án, quyết định thi hành án phạt tù cho cơ quan thi hành án cấp
huyện nơi người đó về cư trú. => 5 ngày thừ khi nhận giấy tờ trên cơ quant
hi hành án cấp huyện nơi về cư trú lập hồ sơ và bàn giao cho ủy ban nhân dan cấp
xã nơi về cư trú. => Tước khi hết hạn cấm cư trú 3 ngày ủy ban xã bàn giao hồ
sơ cho thi hành án huyện để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cấm
cư trú. Giấy gửi cho người chấp hành án, ủy ban xã nơi cư trú, tòa án ra quyết
định thi hanh án, sở tư pháp nơi cơ quant hi hành án huyện cấp giấy chứng nhận
có trụ sở.
7)
Phân
tích quyền và ngĩa vụ của người chấp hành án phạt cấm cư trú.
_ Nghĩa vụ :
+ Không được cư trú ở những nơi cấm
cư trú.
+ Chấp hành đúng can kết của mình
trong việc tuân thủ pháp luật. Có mặt theo yêu cầu của ủy ban xã.
_ Quyền :
+ Khi có lý do chính đáng và được sự
đồng ý của ủy ban xã nơi cấm cư trú thì người chấp hành án được đến địa phương
đó. Thời gian lưu trú do ủy ban xã cấm cư trú quyết định nhưng không quá 5
ngày.
+ Được lựa chọn nơi cư trú ngoài
nơi bị cấm.
+ Khi có đủ điều kiện theo qui định
được ủy ban xã nơi cứ trú đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại.
8)
Nêu
và phân tích thẩm quyền cử cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh:
Nhiệm vụ quyền hạn:
_ Giúp giám đốc Công an cấp tỉnh quản
lý, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự trong địa bàn tỉnh thông qua việc chỉ
đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành án hình sự đối với trại giam , cơ
quant hi hành án hình sự công an cấp huyện. tổng kết công tác thi hành án hình
sự , thực hiện thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án
hình sự thuộc bộ công an.
_ Tiếp nhận quyết định thi hành án
hình sự của tòa án có thẩm quyền, hoàn tất thủ tục hồ sơ và danh sách người chấp
hành án phạt tù để báo cáo, đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định.
_ Đề nghị tòa án có thẩm quyền xem
xét quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt
tù.
_ Tổ chức thi hành án phạt trục suất,
tham gia thi hành án phạt tử hình. Quản lý số phạm nhân tạm giam tạm giữ theo
qui định của luật thi hành án hình sự.
_ Ra quyết định truy nã và phối hợp
tổ chức lực lượng truy bắt phạm nhân/ người chấp hành án bỏ trốn.
_ Quyết định trích suất hoặc thực
hiện lệnh trích suất theo yêu cầu của cơ quan gười có thẩm quyền.
_ Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành
xong hình phạt theo thẩm quyền.
_ Giải quyết khiếu nại tố cáo theo
qui định của luật này.
_ Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn khác
theo qui định của luật thi hành án hình sự.
9)
Nêu
nhiệm vụ quyền hạn của trại giam:
_ Tiếp nhận, tổ chức quản lý giam
giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân.
_ Thông báo cho than nhân về việc
tiếp nhận phạm nhân và tình hình chấp hành án của người đó.
_ Đề nghị tòa án có thẩm quyền xem
xét giảm thời hạn chấp hành án, tạm đìnhchỉ chấp hành án phạt tù theo quí định
của páp luật.
_ Thực hiện các thủ tục đề nghị đặc
xá cho phạm nhân theo qui định của pháp luật.
_ Thực hiện lệnh trích suất của cơ
quan, người có thẩm quyền.
_ Nhận tài sản, tiền mà phạm nhân,
thân nhân của phạm nhân tự nguyện nọp tại trại giam để thi hành án chuển cho cơ
quant hi hành án dân sự nơi có tòa án xét xử sơ thẩm. nhận tiền của cơ quanthi
hành án dân sự chuyển đến để giao cho phạm nhân theo quai định của luật thi
hành án dân sự.
_Phối hợp với cơ quant hi hành án
dân sự trong việc cung cấp thông tin, chuyển giao giấy tò có lien quan của phạm
nhân phải thi hành án phạt tiền, tịch thu tài sản và các nghĩa vụ dân sự khác về
nơi phạm nhân chấp hành án phạt tù.
_ Cấp giấy chứng nhận chấp hành
xong àn phạt tù, chứng nhận đặc sá.
_ Làm thủ tục giải quyết trường hợp
phạm nhân chết theo qui định của pháp luật.
_ Bàn giao phạm nhân là người nước
ngoài theo quyết định của tòa án, tiếp nhận tổ chức quản lý giam giữ phạm nhân
là người VN phạn tội ở nước ngoài vf được chuyển về VN đẻ chấp hành án, thi
hành qui định về thi hành án trục suất.
_ Thực hiện thống kê, báo cáo về
thi hành án phạt tù.
_ Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn khác
theo qui định của pháp luật.
10)
Trình
bày cơ cấu tổ chức của trại giam:
_ Trại giam có phân trại, khu giam
gữi, nhà giam, các công trình phục vụ việc giam giữi, phục vụ sinh hoạt, chăm
sóc y tế, cải tao giáo dục phạm nhân. Các công trình phục vụ làm việc sinh hoạt
của sĩ quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ công nhân viên chức công
tác tại trại giam
_ Tổ chức bộ máy quản lý trại giam
gồm có Giám thị, Phó giám thi, trưởng phân trại, đội trưởng, phó đội trưởng
quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ và quân nhân chuyên nghiệp
_ Giám thị, phó giám thị, Trưởng
phân trại, phó trưởng phân trại, Đội trưởng, phó đội trưởng, là người đã tốt
nghiệp đại học cảnh sát đại hoạc an ninh đại học luât trở lên và đảm bảo các tiêu
chuẩn khác theo qui định của chính phủ.
11)
Nêu
và phân tích nhiệm vụ quyền hạn của tòa án trong thi hành án hình sự:
_ Phối hợp với bộ công an, Viện kiểm
sát và các cơ quan hữu quan khác trong việc ban hành văn bản qui phạm pháo luật,
ra quyết định thi hành án và phối hợp với các cơ quan tổ chức khác theo qui định
của pháp lật trong công tác thi hành án hình sự.
_ Phối hợp với bộ công an, Bộ Quốc
phòng trong công tác thi hành án hình sự.
_ Phối hợp với bộ công an trong việc
thống kê, báo cáo về công tác thi hành án hình sự.
12)
Nêu
nội dung cơ bản của thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân:
Đây là hình phạt bổ
sung chỉ được áp dụng đối với người bị ết án tù có thời hạn.
_ 2 tháng trước khi hết
thời hạn phạt tù , giám thị trại giam/ tam giam/ thủ trưởng cơ quant hi hành án
hình sự tỉnh trong trường hợp phạm nhân chấp hành án tại cơ quant hi hành án
hình sự công an cấp huyện thông báo bằng văn bản về hình pạt bổ sung tước một số
quyền công dân cho ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quant hi hành á huyện, viện kiểm
sát huyện nơi người đó về cư trú.
_ Ngay khi chấp hành
xong án phạt tù, trại giam / tạm giam gửi giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt
tù, bản sao bản án, quyết định thi hành án cho cơ quant hi hành án hình sự công
an cấp huyện nơi người đó về cư trú.
_ 5 ngày từ khi nhận giấy
tờ, cơ quant hi hành án công an huyện về cơ trú lập hồ sơ và gửi cho ủy ban
nhân dân xã nơi người đó về cư trú. Hồ sơ gồm:
+ Bản sao bản án có hiệu
lực pháp luật, bản sao quyết định quyết định thi hành án phạt tù.
+ Giấy chứng nhận chấp
hành xong án phạt tù.
+ Các tài liệu khác có
liên quan.
Trường hợp người chap hành án phạt
tước một số quyền công dân được hưởng án treo thì tòa án ra quyết định thi hành
án gửi bản sao bản án, quyết định thi hành án cho cơ quan thihanhf án công an
huyện lập hồ sơ và thông báo cho cơ quan nơi làm việc, ủy ban xã nơi người đó
cư trú.
_ Cơ quan thi hành án cấp huyện có
nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện án phạt tước một số quyền công dân theo bản án
của tòa án. Khi hết thời hạn chấp hành án, cơ quan thi hành áncấp huyện phải cấp
giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tước một số quyền công dân. Giấy chứng
nhận phải gửi cho người chấp hành án, viện kiểm sát, tòa án ra quyết định thi
hành án và sở tư pháp nơi có cơ quant hi hành án cấp giấy chứng nhận chấp hành
xong án phạt có trụ sở.
13)
Việc tổ chức giam giữ phạm nhân tại
trại giam được thực hiện như thế nào:
_ Trại giam tổ chức giam gữi phạm
nhân như sau:
+ Khu giam gữi phạm nhân có mức án
tù trên 15 năm, tù chung than, phạm nhân thuộc loại tái phạm nguy hiểm.
+ Khu giam gữi đối với phạm nha có
mức án tù từ 15 năm trở xuống, phạm nhân có mức án tù trên 15 năm nhưng chấp
hành án tốt đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù còn dưới 15 năm.
_ Trong những khu giam giữu tại khoản
1, những phạm nhân sau được bố trí giam gữi riêng:
+ Phạm nhân nữ.
+ Phạm nhân là người chưa thành
niên.
+ Phạm nhân là người nước ngoài.
+ Phạm nhân là người có bệnh truyền
niễm đặc biệt nguy hiểm.
+ Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm
thần hoặc 1 số bệnh truyền nhiễm khác làm mất kar năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của tòa án.
+ Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội
qui, qui chế trại giam.
_ Trong trại tạm giam, những phạm
nhân nữ và phạm nhân thường xuyên vi phạm qui chế giam giữ riêng.
_ Phạm nhân được chia các đội, tổ để
lao động, học tập và sinh hoạt. Căn cứ vào tính chất tội phạm, mức độ hình phạt,
đặc điểm nhân than, kết quả chấp hành án, giám thị trại giam/ tạm giam quyết định
phân loại, chuyển khu giam giữ.
14)
Phân
tích quyền, nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm một số công việc nhất định.
_ Quyền:
+ Được ứng cử, bổ nhiệm, đề bạt vào
chức vụ, hành nghè hoặc làm công việc không bị cấm.
+ Có thể được tiếp tục đảm nhiệm chức
vụ, hành nghề, làm công việc đã bị cấm sau khi chấp hành xong hình phạt cấm đảm
nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm một số công việc nhất định.
+ Được cấp giấy chứng nhận đã chấp
hành xong án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm một số công việc nhất
định.
_ Nghĩa vụ:
+ Báo cáo về chức vụ, nghề nghiệp,
công việc bị cấm đảm nhiệm cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, ủy ban
nhân dân xã nơi người đó cư trú.
+ Không dược tiếp tục đảm nhận chức
vụ, hành nghề hoặc làm công việc bị cấm.
+ Không được ứng cử váo công việc
đã bị cấm.
+ Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền
triệu tập khi lien quan đến việc chấp hành án của mình.
15)
Nguyên
tắc bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa được thể hiện như thế nào trong qui định
về chế độ học tập, lao động của phạm nhân:
_ Qui định rõ chế học tập:
+ Phạm nhân phải được học pháp luật,
giáp dục công dân và học văn hóa. Phạm nhân chưa biết chữ phải được học văn hóa
để xóa mù chữ.Phạm nhân là người nước ngoài được khuyến khích học tiếng việc.
Phạm nhân được bố trí ngày thứ 7 để học tập và được nghỉ ngày chủ nhật, lễ tết
theo qiu định của pháp luật. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, giáo dục phạm nhân, thời
hạn thi hành án mà cơ quant hi hành án hình sự công an cấp huyện tổ chức dạy học
cho phạm nhân theo chương trình, nội dung của Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ tư
pháp, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng qui định.
+ Phạm nhân được cung cấp thông tin
về thời sự , chính sách, pháp luật của nhà nước.
_ Chế độ lao động:
+ Phạm nhân dược tổ chức lao động
phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và phù hợ với yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập
cộng đồng. Được nghỉ lao động các ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, tết theo qu định của
pháp luật. Thời gian phạm nhân lao động và học tập không quá 8h/ngày. Trừng hợp
đột suất hoặc thời vụ thì giám thị yêu cầu làm them nhưng không quá 2h/ngày.Khi
làm them thì được nghỉ bu, bồi thường bằng tiền hoặc hiện vật.
+ Phạm nhân nữ được bố trí làm việc
pù hợp với giới tính, độ tuổi và sưc khỏe. Không làm công việc nặng nhọc, độc hại
thuộc danh mục cấm lao động nữ.
+ Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược
điểm về thể chất, tinh thần tùy mức đọ, tính cất của bệnh và trên cơ sở chỉ định
của y tế trại giam thì được miễm hoặc giảm giờ làm.
16)
Nguyên
tắc bảo đảm nhân đạo được thể hiện như thế nào trong ché độ ăn ở, sinh hoạt của
phạm nhân:
_ Chế độ ăn ở:
+ Phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn
định ượng về gạo, rau xanh, dường muối, nước mắm, bột ngọt, chất đốt. Đói với
phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại thì định lượng thức ăn được tang thêm, ngày
lễ tết được ăn thêm nhưng không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn của ngày thường.
+ Căn cứ yêu cầu đảm bảo sức khỏe,
chế độ lao đọng, học tập ,chính phủ qiui định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh
tế, ngân sách và biến động giá cả thi trường. Giám thị trịa giam/ tạm giam/thủ
trưởng cơ quant hi hành án hình sự cấp tỉnh có thể quyết định hoán đổi định lượng
cho phù hợp với thực tế, đảm bảo cho phạm nhân ăn hết tiêu chuẩn.
_ Bên cạnh đó, phạm nhân có thể sử
dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không dược quá định lượng trong 1
tháng cho mỗi phạm nhân.
+ Phạm nhân dược bảo đảm ăn ướng vệ
sinh. Việc nấu ăn chophamj nhân do phạm nhân đảm nhiệm dưới sự giám sát của
giám thị trại giam/ tạm giam/ cơ quan thi hành án công an cấp tỉnh. Bếp ăn được
cung cấp đầy đủ vật dụng để nấu ăn, đun nước, chia đồ ăn cho phạm nhân theo
tiêu chuẩn.
_
Phạm nhân được ở theo chế đọ bòng giam tập thể trù trương fhowpj giam
riêng theo qui định của luật. Mỗi người có diện tích tối thieue là 2m vuông, đối
với phạm nhân có con nhỏ ở cùng thì là 3m vuông.
17)
Nguyên
tắc bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa được thể hiện như thế nào trong qui định
biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn đối với người chưa thàh niên phạm tội
:
Là biện pháp tư pháp hình sự , áp dụng
với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trong, tội nghiêm trọng. Theo đó ủy
ban nhân dân tại xã phường, thị trấn và tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo
dục có trách nhiệm tạo điều kiện giúp đỡ người chưa thành niên học nghề, tìm việc
làm, ổn định cuộc sống. Gia đình người chưa thành niên phạm tội được giao trách
nhiệm giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội, giúp họ sửa chữa lỗi
làm, không vi phạm pháp luật. Người chưa thành niên phạm tội phải làm cam kết với
cơ quan tổ chức được giao giám sát giáo dục nêu rõ biện pháp sửa chữa lỗi lầm của
mình. Người chưa thành niên phạm tội không bị phân biệt đối xử về lỗi lầm của
mình, không bị cấm đi lại.được phân người trực tiếp quản ly, giám sát, được qui
định cụ thể về quyền và ngĩa vụ. Việc giám dục phải được lập thành hồ sơ theo
dõi.
18)
Nguyên
tắc khuyến khích người phạm tội ăn năn hối cải, tích cực lao đọng cải tạo được
thể hiện như thế nào trong qui định về căn cứ thủ tục miễn giảm thời hạn chấp
hành án phạt tù:
_ Căn cứ: Điều kiện để được giảm thời
hạn, miễn chấp hành án phạt tù qui định trong bộ luật hình sự, luật tố tụng
hình sự.
+ Miễn:
·
Khi người phạm tội lập công lớn, mắc bệnh
hiểm nghèo hoặc không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì viện kiểm sát đè nghị
tòa án ra quyết định miễn chấp hành án phạt tù.
·
Khi được đặc xá hoặc đại xá.
+ Giảm:
·
Người chấp hành án phạt tù khi đã chấp
hành được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ thì được viện kiểm sát đề
nghị tòa án xem xét ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
·
Khi người kết án có lý do đáng được
khoan hồng như: quá già yếu, mắc bệnh hiểm nghèo, lập công…
·
Người chưa thành niên khi lập công, mắc
bệnh hiểm nghèo, cải tạo tốt được giảm mức hình phạt đã tuyên.
_ Thủ tục giảm thời hạn
chấp hành án phạt tù:
+ Trại giam/ tạm giam
thuộc bộ công an, bộ quốc phòng. Cơ quant hi hành án hình sự công an cấp tỉnh /
cấp quân khu có thẩm quyền đè nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
+ Cơ quan đè nghị giảm
thời hạn chấp hành án phạt tù có trách nhiệm lập hồ sơ và chuyển cho tòa án cấp
huyện / cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án xem xét, quyết định. Hồ sơ
gồm:
·
Bản sao bản án, trường hợp xét miễn giảm
lần 2 thì thay bằng bản sao quyết định thi hành án.
·
Văn bản của cơ quan có thẩm quyền đè nghị
giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
·
Kết quả chấp hành án phạt tù hàng tháng,
quí, 6 tháng, năm. Quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm
quyền về việc người đó lập công.
·
Kết quả của bệnh viện cấp tỉnh, cấp quân
khu trở lê về tình trạng bệnh tật đối với phạm nhân bị mắc bệnh hiểm nghèo.
·
Bản sao quyết định chấp hành án phạt tù
đói với trường hợp đã được giảm.
+
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, tòa án cấp tỉnh/ tòa án quân
sự cấp quân khu khu phải mở phiên họp và thông báo bằng văn bản cho viện kiểm
sát cùng cấp và cử kiểm sát viên tham gia phiên họp. trường hợp hồ sơ bổ sung
thì tính từ ngày nhận hồ sơ bổ sung.
+
Trong 3 ngày tòa phỉ gửi quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho người
chấp hành án, viện kiểm sát cùng cấp, viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan
đề nghị xét miễn và sở tư pháp nơi tòa ra quyết định giamt thời hạn chấp hành
án phatjt tù có trụ sở.
_
Thủ tục miễn chấp hành án phạt tù.
+
Viện kiểm sát có thẩm quyền nơi người chấp hành án đang cư trú làm việc lập hồ
sơ đè nghị tòa án nhân dân cấp tỉnh/ quân khu xét miễm chấp hành hình phạt tù,
hồ sơ gồm:
+
Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật.
+
Văn bản đề nghị của tòa án có thẩm quyền.
+
Đơn xin đè nghị miễn chấp hành án phạt tù của người chấp hành án.
+Bản
tường trình về việc đã lập công của người chấp hành án đã có xác nhận của cơ
quan có thẩm quyền đói với trường hợp lập công hoặc kết luận của bệnh viện huyện
đối với người bị mắc bệnh hiểm nghèo.
_
Trong trường hợp 15 ngày từ ngày nhận hồ sơ, tòa án phải thông báo cho viện kiểm
sát cùng cấp và viện kiểm sát cưr người tham gia. Trường hợp bổ sung hồ sơ thì
thời hạn tính từ ngày bổ sung hồ sơ.
_
Trong thời hạn 3 ngày từ ngày ra quyết định tòa án phải gửi quyết định cho người
được miễn chấp hành án, viện kiểm sat, cơ quan đề nghị miễn chấp hành, viện kiểm
sát cấp trên trực tiếp, cơ quant hi hành án cùng cấp và sở tư pháp nơi tòa án
ra quyết định miễn chấp hành án có trụ sở.
_
sau khi có quyết định, trại giam, tại tạm giam, cơ quant hi hành án hình sự
công an cấp huyện phải làm thủ tục thả tự do và báo cáo cho cơ qua thi
hành án cấp trên hoặc cơ quan quản lý
thi hành án.
19)
Nêu
và phân tích nội dung chính của biện pháp áp dụng biện pháp giáp dục tai xã phường
thị trấn đối với người chưa thành niên:
Là việc cơ quan, người có thẩm quyền
theo qui định của luật thi hành án hình sự buộc người chưa thành niên phạm tội
nhưng không phải chịu hình phạt chịu sự giám sát, gióa dục tại xã phương, thị
trấn.
20)
Trình
bày những qui định của pháp luật về thi hành ánhình sự đối với phạm nhân là người
chưa thành niên.
Phạm nhân là người chưa
thành niên chấp hành án theo qui định tại mục này và các qui định khác không
trái với mục này. Khi phạm nhân đủ 18 tuổi thì chuyển sang chế độ quẩn lý giáo
dục đối với người đã thành niên.
_Chế đọ quản lý, giáo dục,
học văn hóa, học nghề, lao động:
+ Được giam gữi riêng
phù hợp với đặc điểm, độ tuổi sức khỏe giới tính .
+Trại giam có trách nhiệm
giáo dục phậm nhân là người chưa thành niên vè văn hóa, pháp luật và dạy nghề
phù hợp với độ tuổi trình độ văn hóa, giới tính, sức khỏe. Chuẩn bị điều kiện để
họ hòa nhập cộng đồng.thực hiện phổ cập giáo dục bắt buộc chương trình tiểu học,
trung học cơ sở và dạy nghề.
+ Được lao đọng ở khu vực
riêng phù hợp với đặc điểm nhân thân, độtuổi, giới tính, không bị làm những
công việc nặng nhọc, tiếp xúc hóa chất độc hại.
_ Chế độ ăn ở mặc sinh hoạt văn hóa văn nghệ
vui chơi giải trí:
+ Được bảo đảm tiêu chuẩn
định lượng về thịt cá, rau, gạo theotiueeu chẩn của người thành niên và được
tăng them về thịt cá nhưng không quá 20%.
+ Ngoài tiêu chuẩn tư
trang nư phạm nhân là người thành niên thì mỗi năm được cấp thêm quần áo, đồ
dùng cá nhân theo quiches của trại giam.
+ Thời gian và hình thức
tổ chức các hpatj động thể dục thể thao vui chơi giải trí, văn hóa, văn nghệ
phù hợp với người chưa thàn niên.
_ Chế độ gặp.lien lạc với
thân nhân:
+ Được gặp thân nhân
không quá 3 lần/ tháng, mỗi lần không quá 3h.( trường hợp đặc biệt không quá
24h). Mỗi tháng được liên lạc qua điện thoại không quá 4 lần, mỗi lần không quá
10 phút dưới sự giám sát của giám thị trại giam và tự chịu chi phí.
+ Nhà nước khiến khích
thân nhân, người nhà phạm nhân thăm gặp,gửi sách vở đồ dùng học tập, tư trang,
dụng cụ thể dục thể thao cho phạm nhân.
21)
Nguyên tắc bảo đảm việc điều trị, chăm sóc, phục hồi
chức năng cho người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và ngăn ngừa họ thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
Là việc
cơ quan, người có thẩm quyền theo qui định của Luật thi hành án hình sự buộc người
thực hiên hanhfvi nguy hiểm cho xã hội hoặc người đang chấp hành án bị mắc bệnh
tâm thần hoặc một số bệnh khcs làm mất khả năng nhân thưc, điều khiển hành vi
phải chữa bệnh bắt buộc tại một cơ sở y tế nào đó theo bản án, quyết định của
tòa án, viện kiểm sát.
22)
Nêu
những nội dung chính của thủ tục giảm thời hạn chấp hành án:
Chủ thể có thẩm quyền giảm thời hạn
chấp hành án phạt tù gồm: trại giam, trại tam giam thuộc bộc ông an, trại giam
thuộc bộ quốc phòng, cơ quant hi hành án cong an cấp tỉnh/ cấp quân khu.
_ Cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ
chuyển cho tòa án tỉnh nơi phạm nhân đang chấp hành án xem xét,quyết định, hồ
sơ gồm:
+ Bản sao bản án, qquyeets định ần
2 thì thay bằng bản sao quyết định thi hành án.
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền
về việc giảm chấp hành án.
+ Kết quả xếp loại chấp hành án phạt
tù hàng tháng, năm, 6 tháng, giấy quyết định khen thưởng hoặc giấy chứng nhận lập
công có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc lập công.
+ Kết luận của bệnh viện cấp tỉnh/
quân khu đối với trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo.
+ Bản sao quyết định giảm thời hạn
chấp hành án nếu đã được giảm.
_ 15 ngày từ khi nhận hồ sơ tòa án
mở phiên họp xem xét việc giảm thời hạn và thông báo cho viện kiểm sát tỉnh để
cử kiểm sát viên tham dự phiên họp. nếu cần bổ sung hồ sơ thì thời hạn tính từ
khi bổ sung hồ sơ.
_ Nếu quyết định giảm thì trong thời
hạn 3 ngày sau khi cos quyết định tòa án phải gửi cho viện kiểm sát cùng cấp,
viện ieemt sát cấp trên trực tiếp, người được giảm, sở tư pháp nơi có tòa án ra
quyết định giảm.
23)
Nêu
các căn cứ và trình tự hoãn thi hành án tử hình:
_ Căn cứ:
+ Người bị kết án tử hình là phụ nữ
có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
+ Có lý do bất khả kháng.
+ Ngay trước khi thi hành án, người
cấp hành án khai báo tình tiết mới về tội phạm.
_ trình tự:
+ Khi quyết định hoãn thi hành án tử
hình, hội đồng phải lập biên ản ghi rõ ngày giờ tháng năn địa điểm thi hành án,
họ tên của hội đồng thi hành án, lý do hoãn thi hành án. Hội đồng thi hành án tử
hình kí, lưu hồ sơ và báo cáo chánh án ra quyết định thi hành án, viện kiểm sát
cấp tỉnh, cơ quant hi hành án hình sự cấp tỉnh, cấp quân khu.
+ Cảnh sát hoặc cảnh vệ hỗ trợ tư
pháp bàn giao người hoãn thi hành asncho trại tạm giam. Việc bàn giao phải được
lập hồ sơ.
+ trường hợp hoãn thi hành án phạt
tù đối với phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng thì chánh án ra quyết định
thi hành án báo cáo chánh án tòa án tối cao xem xét chuyển thành hình phạt tù
chung thân.
+ Trường hợp hoãn do sự kiện bất khả
kháng hoặc có tìh tiết tội phạm mới thì sau khi lý do hoãn không còn chánh án
tòa án đã ra quyết địnhthi hành án đề nghị hội đồng thi hành án thi hành án.
24)
Nêu
hình tức, thủ tục thi hành án tử hình:
_ Trình tự thủ tục:
+ Kiểm tra lại bản án tử hình, trình tự gửi đơn xin
ân giảm và xét đơn ân giảm:
·
Sau khi ản án có hiệu lực. Hồ sơ vụ án
phải gửi ngay lên Chánh án tào án tối cao và bản sao gửi viện trưởng viện kiểm
sat tối cao.
·
2 tháng từ ngày nhận được hồ sơ Chánh
án, Viện trưởng pải quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị giám đốc thẩm,
tái thẩm vụ án.
·
Người bị kết án có quyền gửi đơn xin ân
giảm lên chủ tịch nước.trong hạn 7 ngày từ khi bản án có hiệu lực.
+ Thi hành bản án tử hình:
+ Quyết định thi hành bản án tử hình:
·
Chánh án tòa án xét sơ thẩm ra quyets định
thi hành án tử hình. Quyết định ghi rõ họ tên chức vụ ngưới ra quyết định, ngày
tháng năm ra quyết định. Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, người chấp
hành án.
·
Trong thời hạn 3 ngày từ ngày ra quyết định,
tòa án phải gửi quyết định cho viện kiểm sát cùng cấp, cơ quant hi hành án cùng
cấp, trại tạm giam đang gia người chấp hành án. Sở tư pháp nơi tà án ra quyết địh
thi hành án.
+ Hội đòng thi hành án tử hình:
·
Ngay khi có quyết định thi hành án,
Chánh án tòa ra quyết địh có văn bản yêu cầu Viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp,
cơ quant hi hành án cấp tỉnh/ cấp quân khu cử người tham gia Hôi đồng thi hành
án tư rhinhf.
·
7 ngày từ ngày ra quyết định thi hành
án, Chánh tòa án ra quyết định phải thành lập Hội đòng thi hành án tử hình do
Chánh án hoặc phó cháh án tòa ra quyết định làm chủ tịch hội đồng. Quyết định
ghi rõ ngày tháng năm ra quyết định, người ra quyết định, họ tên chức vụ của những
người tham gia hội đồng. Hội đồng có nhiệm vụ quyền hạn:
-
Quyết định ké hoạch và chuẩn bị điều kiện
thi hành án.
-
Kiểm tra điều kiện người thi hành án, ra
quyết định hoãn thi hành án và báo cáo với chánh án khi người thi hành án không
đủ điwwù kiện thi hành án.
-
Yêu cầu cơ quan, tổ chức có lien quan
cung cấp thông ti tài liệu cần thiết cho thi hành án. Yêu cầu lực lượng vũ
trang, cơ qiuan tổ chức hỗ trợ việc đảm bảo an toàn cho việc thi hành án khi cần
thiết.
-
Điều hành việc thi hành án theo kế hoạch
-
Thông báo kết quả thi hành án cho cơ
quan quản lý thi hàn án.
-
Hội đồng giải thể khi hoàn thành xong
nhiệm vụ.
-
Hội đồng thi hành án có thể triệu tập để
quyết định các vấn đề như thời ggian địa điểm thi hành án, các nọi dung cần gữi
bí mật, địa điểm mại táng…. Cuộc họp phải được lập hồ sơ.
-
Hồ sơ thi hành án do cơ quant hi hành án
hìh sự công an cấp tỉnh/ cấp quân khu quản lý.
Hình thức thủ tục:
_ Hình thức; Trước khi
là xử bắn nay là tiêm thuốc độc.
_ Trình tự: Do tính chất
đặc biệt của thi hành hình phạt tử hình nên trình tự thi hành được qui định rất
chặt chẽ nhăm loại trừ nhưng sai sót. Trước khi thi hành án, hội đòng thi hành
án phải kiểm tra bane danh, hồ sơ lý lịch, cá giấy tờ tài liệu lien quan nếu cần
thiết. Trước khi thi hành án, người thi hành án được ăn uống, viết thư, ghi âm
lời nói gửi thân nhân.
+ cảnh vệ, cảnh sát hỗ
trợ tư pháp áp giải người thi hành án đén nơi làm việc của hội đồng thi hành
án.
+ Hội đồn thi hành án
yêu cầu cán bộ chuyên môn tiến hành lăn dấu vân tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu hồ sơ lần cuối
chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục và báo cáo hội đồng thi hành án về kết
quả.
+ Chủ tịch Hội đồng thi
hành án cong bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của tòa án,
viện kiểm sát tối cao, quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối
cao bác đơn kháng nghi của chánh án tòa án tối cao, viện trưởng viện kiểm sát tối
cao, quyết định của chủ tich nước bác đơn xin ân giảm.
+ Ngay khi Chủ tịch hội
đồng công bố các quyết định, cảnh sát hỗ trợ tư pháp giao các quyết định trên
cho người thi hành án tự đọc. Nếu không biết chữ thì hội đồng thi hành án chỉ định
người đọc. Quá trình trên phải được ghi ân, ghi hình và lưu vào hồ sơ.
+ Cán bộ chuyên môn cơ
quant hi hành án hình sự công an cấp tỉnh/ cấp quân khu thực hiện thi hành án tử
hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng thi hành án.
+ Hội đồng thi hành án
lập biên bản thi hành án và báo cáo quá trình, kết quả cho tòa án tối cao, viện
kiểm sạt tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình
sự công an cấp tỉnh/ quân khu báo tử cho ủy ban nhân dân xã nơi thi hành án.
+ Cơ quan thi hành án cấp
tỉnh/ quân khu bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ hồ sơ mộ . Ủy ban nhân dân
xã thi hành án có trách nhiệm phối hợp, quản lý mộ.
+ 3 ngày kẻ từ ngày thi
hành án, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh báo cáo cho thân nhân người
thi hành án. Trừ trương hợp họ đã được nhận tử thi.
25)
Nguyên tắc bảo đảm giáo dục, giúp đỡ người chưa thành
niên sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội
được thể hiện như thế nào trong quy định về thủ tục thi hành biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên:
Là biện pháp tư pháp hình sự nghiêm khắc hơn biện pháp
giáo dục tại xã phương thị trấn áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội với
thời hạn từ 1 đến 2 năm.
Thủ tục thi hành:
_ 3 này từ ngày ra bản án, tòa án gửi quyết định cho
cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện nơi người đó cư trú.
_ 3 ngày từ khi nhận được bản án, cơ quan thi hành án
hình sự công an cấp huyện phải báo cáo cho cơ quan quản lý thi hành án thuộc bộ
công an để ra quyết định đưa người cưa thành niên vào trường giáo dưỡng.
_3 ngày từ khi nhận được báo cáo, cơ quan quản lý thi
hành án phải ra quyết định và gửi quyết định cho cơ quan thi hành án thuộc bộ
công an cấp huyện nơi người chưa thành niên cư trú.
5 ngày từ ngày nhận được quyết định, cơ quan thi hành
án lập hồ sơ. Hồ sơ gồm:
+ Bản sao bản án, quyết định của tòa án.
+ Quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo
dưỡng.
+ Sơ yếu lí lịch có xác nhận của ủy ban nhân đan cấp
xã.
+Danh bản.
+ Tai liệu khác có liên quan.
_ Khi tiếp nhận người, hiệu trưởng phải kiểm tra hồ sơ
và lập biên bản giao nhận. Trong thời hạn 5 ngày từ ngày nhận học sinh, hiệu
trưởng phải thông báo cho cha me, người đại diện hợp pháp biết.
26)
Phân tích tính nhân văn của pháp luật thi hành án hình
sự trong các qui định về giải quyết việc xin nhận tử thi, hài cốt của người bị
thi hành án tử hình:
_ Trước khi thi hành án tử hình thân nhân hoặc người đại
diện hợp pháp của người thi hành án làm đơn có xác nhận của ủy ban nhân dân nơi
người đó cư trú gửi Chánh án tòa án xét xư sơ thảm giải quyết việc xin nhận tử
thi để mai táng. Nếu là người nước ngoài thì đơn phải có xác nhận của cơ quan đại
diệ ngoại giao mà người đó có quốc tịch hoặc của người có thẩm quyền. Đơn phải
ghi rõ họ tên người nhận nhận tử thi, quan hệ với người chấp hành án, cam kết bảo
đảm an ninh trật tự vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí thi hành án.
_ Chánh án tòa xét xử sơ thẩm thông báo bằng văn bản
cho người có đơn đề nghị về việc cho nhận hoặc không cho nhận khi có căn cứ cho
rằng ảnh hưởng đến môi trường, trật tự công cộng. Trường hợp họ là người nước
ngoài thì chánh án thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh
sự của Việt Nam ở nước đó đẻ thông báo cho người có đơn yêu cầu biết.
_ Cơ quan thi hành án cấp tỉnh/ cấp quân khu có trách
nhiệm thông báo cho người có đơn đè nghị ngay sau khi thi hành án để họ nhận tử
thi về an táng. Việc giao nhận phải thực hiện trong vòng 24h từ khi có thông
báo. Hết thời hạn mà không có người đến nhận thì cơ quan thi hành án công an cấp
tỉnh / quân khu có trách nhiệm an táng.
_ Trường hợp không có đơn yêu cầu nhận tử thi hoặc có
đơn nhưng không được chấp nhận thì cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh/
quân khu tiếng hành an táng. Sau 3 ngày kể từ ngày an táng, thân nhân người thi
hành án có quyền làm đơn có xá nhận của ủy ban nhân dân xã nơi cư trú yêu cầu
cơ quan thi nhành án cho nhận hài cốt. Đơn phải ghi rõ họ tên người nhận quan hệ
với người thi hành án, cam keets về việc đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi
trường và tự chịu chi phí. Trong thời hạn 7 Ngày từ ngày nhận được đơn, cơ quan
thi hành án có trách nhiệm xem xét giải quyết. Trường hợp người xá nhận là người
nước ngoài thì đơn yêu cầu phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc đại
diện ngoại giao tại Việt Nam của nước người đó mang quốc tịch và phải được dịch
ra Tiếng việt. Việc giải quyết nhận hài cốt do cơ quan quản lý thi hành án xem
xét giải quyết.
27)
Phân tích vai trò của ủy ban nhân dân cấp xã trong việc
giám sát, giáo dục người được hưởng án treo:
Ủy ban nhân dân cấp xã được giao nhiệm vụ giám sat,
giáo dục người được hưởng án treo. Ủy ban nhân dân cấp xã được qiu định những
nhiệm vụ quyền hạn sau:
_ Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người
được hưởng án treo.
_ Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người
được hưởng án treo.
_ Yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện dầy đủ
nghĩa vụ của mình, có biện pháp giáo dục phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi
phạm pháp luật.
_ Biểu dương người được hưởng án treo có tiến bộ hoặc
lâp công.
_ Giải quyết cho người được hưởng án treo được vắng
mặt khỏi nơi cư trú khi có lý do theo qui định của pháp luật.
_ Phối hợp với gia đình, cơ quan tổ chức nơi người
được hưởng án treo học tập làm việc trong việc giáo dục giám sát người đó.
_ Lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét
rút ngắn thời gian thử thách.
_ Nhận xét và lưu vào hồ sơ theo dõi về quá trình chấp
hành án của người được hưởng án treo khi người đó chuyển đến nơi khác.
_ Thực hiện thống kê, báo cáo cơ quant hi hành án có
thẩm quyền về kết quả thi hành án.
_ Xử phạt vi phạm hành chính hoặc đè nghị cơ quan có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đói với người được hưởng án treo theo qui
định của luật xử lý vi phạm hành chính.
_ Giải quyết khiếu nại tố cáo về thi hành án treo.
Trưởng công an xã có trách nhiệm tham mưu giúp ủy
ban nhân dân thực hiện quyền hạn nhiệm vụ của mình.
28)
Qui
định về khiếu nại trong thi hành án hình sự có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo
đảm nguyên tắc bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật phải được cá nhân cơ
quan tổ chức tôn trong và chấp hành nghiêm chỉnh:
_ Nguyên tắc bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan tổ chưc, ca nhân tôn trọng
và nghiêm chỉnh chấp hành là nguyên tắc cơ bản của thi hành án hình dự. Nguyên
tắc này đòi hỏi mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân lien quan tôn trọng và nghiêm chỉnh
chấp hành.Theo tinh thần này, mọi cơ quan tổ chức cá nhân có lien quan cần xác
định rõ nhiệm vụ của mình trong việc thi hành chấp hành và hoàn thành tố nhiệm
vu của mình.Đẻ đảm bảo yêu cầu này, lật thi hành án hình sự cũng qui định các
hành vi bị nghiêm cấm như: Không ra quyết định thi hành án, cản trở, chống lại
việc thực hiện nội qui, qui chế hoặc quyết định của cơ quan người có thẩm quyền,
tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi quản lý phạm nhân, ttoor cức trốn khi đang bị
áp giải, đánh tháo phạm nhân hoặc người bị áp giải thi hành án, lợi dụng chức vụ
quyền hạn quyết định miễn giảm, tạm đình chỉ cho người thi hành án khi không đủ
điều kiện, làm sai lệch hồ sơ sổ sách, cấp, từ chối cấp quyết định , chứng nhận
xác nhận hoặc giấy tờ khác về thi hành án hình sự trái với qui định của pháp luật.
_ Pháp luật qiu định
quyền khiếu nại trong thi hành án hình sự: Người chấp hành án hình sự và cơ
quan tổ chức, cá nhan khác có lien quan có quyền khiếu nại quyết định hành vi của
cơ quan người có thẩm quyền thi hành án hình sự nếu có căn cứ cho rằng hành vi
quyết định đó trái pháp luật xâm hại đén quyền lợi ích hợp pháp của mình.
_ Thời hạn khiếu nại lần
đầu là 30 ngày keer từ ngày nhận được quyết định hành vi cho rằng trái pháp luật.
Trong trường hợp vì óm đau bệnh tật hoặc điều kiện khác quan cản trở không thể
khiếu nại thì thời gian đó không tính vào thời hạn.
_ Lần khiếu nại tiếp
theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người
có thẩm quyền.
_ Trình tự giải quyết khiếu nại lần
đàu tronh thi hành án hình sự:
+ Sau khi thụ lý đơn, người có thẩm
quyền tiến hành xác minh yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại giải trình,
cung cấp thông tin tài liệu lien quan đến việc kiếu nại, gặp cơ quan tổ chức,
cá nhân để làm rõ khiếu nại và ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
+
Quyết định khiếu nại lần đầu có hiệu lực thi hành nếu sau 15 ngày kể từ
ngày người khiếu nại nhận được quyết định khiếu nại mà không khiếu nại tiếp.
_Thủ tục giải quyết khiếu nại lần
2:
+ Nếu tiếp tục khiếu nại người khiếu
nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu chứng cứ khác có liên quan.
+ trong lần giả quyết khiếu nại lần
2, người giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu,
cá nhân, cơ quan, tổ chức lien quan đến nội dung khiếu nại cung cấp nội dung,
tài liệu, triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại khi cần thiết, tiến
hành xác minh và các biện pháp khác theo qui định của pháp luật đẻ tiến hành giải
quyết khiếu nại. Quyết định khiếu nại lần 2 có hiệu lực thi hành.
23)
Nêu và phân tích các qui dịnh về lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh cho người
thi hàh hình phạt trục suất.
Có thể áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ
sung. Áp dụng đối với người nước ngoài.
_ Người chấp hành án phải lưu trú tại nơi do cơ
quant hi hành án hình sự công an cấp tỉnh chỉ định trong thời gain chờ xuất cảnh:
_ Cơ quant hi hành án hình sự công an cấp tỉnh đưa
người thi hành án phải trục suất vào lưu trú tại cơ quan thi hành án hình sự
công an cấp tỉnh nếu thuộc trong các trường hợp sau:
+ Không có nơi cư trú tạm trú.
+ Nhập cản trái phép hoặc thuộc các tội nghiêm trọng
rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
+ Tự ý rời khỏi nơi cư trú hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý của cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền.
+ Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng
người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh.
+ Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc các hành
vi khác gây khó cho việc thi hàh án phạt trục suất.
+ Mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo qui định của
luật phòng chống bệnh nguy hiểm như..đậu mùa, cúm h5n1, dịch hạch…
+ tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
_ Thủ tục đưa người chấp hành án phạt trục suất vào
cơ sở lưu trú như sau:
+ Trường hợp người chấp hành án đang tại ngoại thì
cơ quant hi hành án hình suwjcoong an cấp tỉnh áp giải người chấp hành án đến
cơ sở lưu trú.
+ Trường hợp người chấp hnahf án đang bị tạm giam
thì cơ quant hi hành án hình sự công an cấp huyện nơi người đó tạm giam giao
người đó cho cơ quant hi hành án hình sự coog an cấp tỉnh để áp giải vào nơi
lưu trú.
+ Phạm nhân
có hình phạt bổ sung là trục xuất chấp hành xong án phạt tù thì trại giam phải
giao người chấp hành án phạt trục suất cho cơ quant hi hành án hình sự công an
cáp tỉnh đẻ áp giải vào nơi lưu trú.
Trường hợp người thi hàn án phạt trục suất chết
trong thời gian chờ suất cảnh thì phải báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự
công an cấp tỉnh, cơ quan điều trai, viện kiểm sát có thảm quyền đẻ xác minh
nguyên nhân cái chết. Cơ quan th hành án hình sự công an cấp tỉnh phải thông
báo bằng văn bản hoặc điện tín cho tòa án ra quyết định thi hành án phạt trục
suất, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự mà nước đó là công dân, bộ ngoại giao, tổ chức
quốc tế, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh cho người đó sang Việt Nam. Cơ quan thi
hành án công an cấp tỉnh an tánh cho người đó.
Chế đọ ăn uống, sinh hoạt, thăm gặp khám chữa bệnh đối
với người thi hành án phạt trục suất trong thời gian chờ suất cảnh, chi phí an
tang do chính phủ qui định ci tiết.
32)
Trình bày những nội dung chính của thủ tục thi hành án phạt quản chế:
Thi
hành án phạt quản chế là việc cơ quan, người có ẩm quyên theo qui định của pháp
luật hình sự buocj người chấp hành án phải cư trú, làm ăn, sinh sống tại một địa
phương nhất định dưới sự kiểm soát giáo dục của chính quyền nhân dân địa phương
theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. qqquanr chế chỉ được áp dụng là hình phạt
bổ sung với người bị phạt tù có thời hạn. Thủ tục thi hành án phạt quản chế.
_
2 tháng trước khi hết thời hạn phạt tù, giám thị trại giam gửi thông báo cho cơ
quan thi hành án hình sự công an cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó
về cư trú.
_
Ngay sau khi chấp hành xong án phạt tù, giám thị trại giam giao người bị quản
chế kèm theo bản an, giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, quyết định thi
hành án, nhận xét kết quả thi hành án phạt tù và các giấy tờ khác có lien quan
cho cơ quan thi hành án hình sự công an huyện tại trụ sở ủy ban nhan dân cấp xã
nơi người đó về cư trú. Cư quan thi hành án phải giao ngay cho ủy ban nhân dân
xã để quản lý, giáo dục.
_
5 ngày từ ngày giao người chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp
huyện phải lập hồ sơ bàn giao cho ủy ban nhân dân xã, hồ sơ gồm:
+
Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật, bản sao quyết định thi hành án phạt tù.
+
Giấy chauwngs nhận thi hành xong án phạt tù.
+
Biên bản bàn giao người thi hành án.
+
tài liệu về quá trình thi hành án và các tài liệu khác có lien quan.
_
3 ngay trước khi hết thời hạn quản chế, ủy ban nhân dân xã gửi hồ sơ cho cơ
quant hi hành án hình sự công an huyện để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong
hình phạt quản chế. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, tòa án ra
quyết định thi hành án, sở tư pháp nơi cơ quant hi hành án cấp giấy chứng nhận.
33) Nêu những nội dung cơ bản của
thủ tục thi hành hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm một số
công việc nhất định.
_ 2 tháng trước khi hết thời hạn phạt tù đối với phạm
nhân có hình phạt tù có hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ vụ, cấm hành
nghề hoặc làm một số công việc nhất định giám thị trại giam/ tạm giam phải thông
báo bằng văn bản về việc cấmđảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất địnhcho ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quant hi hành án hình sự công an cấp
huyện viện kiểm sát nơi người đó về cư trú, cơ quanthi hành án hình sự và viện
kiểm sát cấp quân khu nơi người đó làm việc.
_ Sauk hi chấp hành xong án phạt tù, giám thị trại
giam / tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh phải gửi giấy chứng
nhận chấp hành xong án phạt tù, bản sao bản án, bản sao quyết định thi hành án
cho cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện, viện kiểm sát nơi người chấp
hành án cư trú,viện kiểm sát cơ quant hi hành án hình sự quân khu nơi người đó
về làm việc.
_ 5 ngày kể từ khi nhận được giấy tờ trên, cơ quant
hi hành án hình sự công an cấp huyện lập hồ sơ gửi cho ủy ban nhân dân xã nơi
người đó về cư trú, hồ sơ gồm:
+ Bản sao bản án có hiệu lực, bản sao quyết định thi
hành án, giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù
+ Tài liệu khác có lien quan đến thi hành án.
Trương hợp người chấp hành án phạt cấm đảm nhiệm chức
vụ quyền hạn, cấm hành nghề làm ccong việc nhất định phải chấp hành án phạt
chính là phạt tiền, cảnh cáo cải tạo không giam gữi, phạt tù cho hưởng án treo
thì thời hạn cấm hành nghề làm công việc nhất định cấm đảm niệm chức vụ quyền hạn
tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Tòa án phải gửi bản án, quyết định
cho cơ quant hi hành án hình sự công an cấp huyện, viện kiểm sát cấp huyện nơi
người đó về cư trú, cơ quant hi hành án và viện kiểm sát nơi người đó về làm việc.
cơ quant hi hành án phải lập hồ sơ và gửi cho ủy ban nhân dan cấp xã nơi người
đó về cư trú, đoqn vị nơi người đó làm việc.
_ Cơ quant hi hành án hình sự công an cáp huyện có
trach nhiệm theo dõi, giám sát việc thi hành án. Khi hết thời hạn cơ quant hi
hành án cấp giấy chứng nhận thi hành án. Giấy chứng nhận phải gửi cho tòa án ra
quyết định thi hành án, viện kiểm sát, người chấp hàh án, ủy ban nhân dân nơi
người đó về cư trú và sở tư pháp nơi cơ quan thi hành áncấp giấy chứng nhận có
trụ sở.
34)
Bản án, quyết định nào của tòa án phải được đưa ra thi hành ngay theo qui định
của bộ luật tố tung hình sự. tại sao lại phải đem ra thi hành ngay:
Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà tòa án cấp
sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễm trách nhiêm hình sự, miễn
hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù mà được hưởng
án treo, hoặc thời hạn phạt tù bằng hoặc ngấn hơn tời hạn đã tạm giam thì bản
án, quyết định của tòa án được thi hành ngay mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo
kháng nghị.
Thi hành ngay vì để bảo đảm tối đa quyền lợi của người
thi hành án, và nếu không thi hành ngay thì quyền lợi của người bị két án xẽ bị
xâm hại.
35)
Nguyên tắc thi hành án hình sự đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằn giáo
dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có
ích cho xã họi được thể hiện như thế nào trong qui định của pháp luật với đối
tượng phạm nhân này.
Pháp luật qui định áp dụng 2 biện pháp tư pháp hình
sự là giáo dục tại xã phương thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng đối với người
chưa thành niên. Pháp luật qui định một cách cụ thể thủ tục thi hành , chế đọ
quản lý, chế độ học tập, lao động sinh hoạt quyền và nghĩa vụ của những người
thi hành cũng nư quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên. Các quyền của người
chưa thành niên như: không bị phân biệt đối xử, được giúp đỡ, tạo điều kiện học
tập, vui chơi, được xem xét chấm dứt chấp hành trước thời nah, được hưởng các
quyền theo qui định của pháp luật. Bên cạnh đó những qui định về chế độ của học
sinh ở trường từ giáo dục văn hóa, học tập, dạy nghề,chế độ tham gia văn hóa,
văn nghệ vui chơi giải trí, chế độ ăn mặc, ở và đồ dùng sinh hoạt… tất cả đều
huuwowngs đén mục tiêu giúp đỡ, giáo dục để họ sửa cữa sai lầm, phát triển toàn
diện và trở thành người có ích cho xã hội.
36) Nêu những nội dung chính của thủ tục thi hành biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên.
_ 3 ngày từ khi ra bản án, quyết định đưa người chưa
thành niên váo trường giáo dưỡng tòa án gwuir quyết định cho người đó và cho cơ
quan thi hàn án hình sự công an cấp huyện nơi người đó cư trú.
_ 3 ngày từ ngày nhận được bản án, cơ quant hi hành
án hìn sự công an cấp huyện phải báo cáo cho cơ quan quant lý thi hành án thuộc
boi công an để ra quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng.
_ 3 ngày từ
ngày nhận được báo cáo của cơ quant hi hành án hình sự công an cấp huyện, cơ
quan quản lý thi hành án thuộc bộ công an phải ra quyết định thi hành án và gửi
cho cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện.
_ 5 ngày từ ngày nhận được quyết định của cơ quan
thi hành án hình sự công an cấp huyện phải lập hồ sơ và bàn giao người chưa
thành niên vào trường giáo dường, hồ sơ gồm:
+ Bản sao bản
án, quyết định của tòa án.
+ quyết định đưa người chưa thành nên vào trường giáo
dưỡng.
+ Danh bản, các tài liệu khác có lien quan.
_Khi tiếp nhận, hiệu trưởng phải xem xét hồ sơ, lập
biên bản và trong tời hạn 5 ngày từ ngay nận bàn giao hiệu truwowngrphair thông
báo cho thân nhân hoặc người đại dện hợp pháp của người đó.
36)
Nêu và phân tích thẩm quyền của viện kiểm sát trong việc kiểm sát thi hành án
hình sự :
Thực hiện nhiệm vụ kiểm sát thi hành án hình sự, viện
kiểm sát có nhiêm vụ quyên hạn sau:
_ Yêu cầu tòa án cùng cấp và cấp dưới ra quyết định
thi hành án hình sự.
_ Yêu cầu tòa án, cơ quant hi hành án hình sự cơ
quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự tự kiểm tra việc thi hành án
hình sự và thông báo kết qur cho viện kiểm sát. Cung cấp hồ sơ, tài liệu có
lien quan đến thi hành án hình sự.
_ Phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật trong thi
hành án hình sự, trả tự do ngay cho người thi hành án khi đang chấp hành hình
phạt tù không có ăn cứ và trái pháp luật.
_ Định kì và đột suất kiểm tra việc thi hành án hình
sự, kiểm tra hồ sơ của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và ấp dưới, cơ quan
tổ chức được giao một số nhệm vụ thi hành án. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trục
tếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật, kháng nghị kiến nghị yêu cầu đối với trại
giam đóng trên địa bàn của tỉnh trong việc thi hành án phạt tù.
_ Đề nghị miễn giảm, hoãn, tạm đình chỉ thi hành
án.Tham gia việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, giảm thời gian thử
thách.
_Kháng nghị, kiến nghị yêu cầu tòa án, cơ quanthi
hành án hình sự cùn cấp và cấp dưới, cơ quan được giao một số hoạt động thi
hành án, cá nhân cơ quan, tổ chức liên quan yêu cầu đình chỉ thi hành., sửa đổi
hoặc hủy bỏ quyết định trái pháp luật, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
_ Tiếp hận và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản
lý giáo dục người chấp hành án phạt tù, kiểm soát việc tuân theo pháp luật
trong việc giải quyết khieus nại tố cáo trong thi hành án hình sự.
_ Khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hình
sự khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong thi hành án hình sự theo qui định của
pháp luật.
37)
Nêu và phân tích nội dung chính của thủ
tục thi hành quyết định thi hành án treo:
Thi hành án treo là việc cơ quan người có thẩm quyền
theo qui định định của luật thi hành án hình sự giám sát giáo dục người được hưởng
án treo trong thời gian thử thách.
Thủ tục :
_ Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án sơ thẩm có
hiêu lực pháp luật hoặc từ ngày nhận được bản án quyết định của tòa án phúc thẩm,
giám đốc thẩm, quyết định giám đốc thẩm có nội dung là phạt tù cho hưởng án
treo thì Chánh án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định hoặc ủy thác cho tòa án khác
ra quyết định sơ thẩm. Quyết định phải ghi rõ họ tên người ra quyết định, bản
án, quyết định được thi hành, họ tên, ngày tháng năn sinh nơi cư trú của người
thi hành án, mức thời hạn tù, thời gian thử thách hình phạt bổ sung, ủy ban
nhân dân cấp xã đơn vị quân đọi được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục.
_ 3 ngày từ ngày ra quyết định tòa án phải gửi quyết
định cho :
+ Người được hưởng án treo.
+ Cơ quant hi hành án hình sự công an cấp huyện/ cấp
quân khu.
+ ủy bân nhân dân xã hoặc đơn vị quân đọi dược giao
nhiệm vụ giám sát giáo dục. + Sở tư pháp nơi tòa án ra quyết định.
_ 3 ngày từ ngày có quyết định cơ quant hi hành án
hình sự cồn an huyện/ quân khu triệu tập người thi hành án đến ủy ban xã nơi cư
trú / đơn vị quân đội nơi làm việc để ấn định thời gian có mặt tại ủy ban, cam
kết thi hành án và lập hồ sơ, hồ sơ gồm:
+Bản sao bản án có hiệu lực.
+ Quyết định thi hành án.
+ Bản cam kết thi hành án.
+ Các giấy tờ khác có lien quan.
Trường hợp người thi hành án treo là người vị thành
niên thì phải có chữ kí của người đại diện hợp pháp.
_ 7 ngày từ ngày triệu tập, cơ quant hi hành án giao
hồ sơ cho ủy ban nhân dân xã, đơn vị quân đội đẻ tiến hành giám sát giáo dục.
_Trước khi hết thời hạn 3 ngày ủy ban xã/ đơnvị quân
đội giao nhiệm vụ giám sát phải bàn giao hồ sơ cho cơ quant hi hành án hình sự
công an huyện/ quân khu xem xét cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án treo.
Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, tòa án ra quyết định thi hành,
sở tư pháp nơi tòa án cấp giấy chứng nhận có trụ sở
38)
Trình bày hệ thống tổ chức thi hành án hình sự ở nước ta:
Gồm 3 loại cơ quan: Cơ
quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quant hi hành án hình sự và cơ quan được
giao một số hoạt động thi hành án hìn sự:
_ Cơ quan quản lý thi
hành án hình sự;
+ Cơ quan quản lý thi
hành án hình sự thuộc bộ công an.
+ Cơ quan quản lý thi
hành án hình sự thộc bộ quốc phòng.
_ Cơ quant hi hành án
hình sự:
+ Trại giam thuộc bộ
công an, trại giam thuộc bộ quốc phaong, trại giam thuộc quân khu.
+ Cơ quant hi hành án
hình sự ấp tỉnh, thành phố trực thuộc trunguwowng.
+ Cơ quan thi hành án
hình sự công an cấp huyện.
+ Cơ quant hi hành án hình
sự quân khu
_ Cơ quan được giao một
số nhiệm vụ thi hành án.
+ Trại tạm giam thuộc bộ
công an, trại tạm giam thuộc bộ quốc phòng, trại tạm giam thuộc quân khu.
+ Ủy ban nhân dân cấp
xã .
+ Đơn vị quân đội .
Bộ trưởng bộ công an, Bộ
trưởng bộ quốc phòng qui định chi tiết bộ máy cử cơ quan quản lý thi hành án,
cơ quant hi hành án hình sự.
39)
Nêu và phân tích vai trò của ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thi hành quyết định
thi hành án phạt cải tạo không giam giữ.
_ Ủy ban nhân dân xã tiếp
nhận hồ sơ và người thi hànhán phạt cải tạo không giam gữi, trục tiếp tổ chức
giám sát giáo dục người chấp hành án.
_Phân công người trực
tipps giám sát giáo dục người chap hàn án.
_ Yêu cầu người chấp
hành án thực hiện nghĩa vụ của mình, có biện pháp giáo dục , phòng ngừa khi người
chấp hành án có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
_ Biểu dương khi người
chấp hành án lập công, có kết quả chấp hành án tốt.
_ Phối hợ với cơ quant
hi hành án khấu trừ thu nhập sung quĩ nhà nước theo bản án.
_Phối hợp với nhà
trương, gia đình, cơ quan làm việc giám sát giáo dục người chấp hành án.
_Lập hồ sơ đè nghị xét
giảm thời hạn chấp hành án.
_ Thực hiện kiểm kê,
báo cáo kết qur thi hành án cho cơ quan thi hành án.
_ Xử phạt vi phạm hành
chính hoặc đề nghị xử phạt vi phạm hành chính theo qui định của pháp luật.
_ Giải quyết khiếu nại
tố cáo trong thi hành án hình sự.
40)
Nêu khái niệm và nội dung chính của thi hành ánphạt trục suất:
Thi hành án phạt trục
suất là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo qui định của luật thi hành án
hình sự buộc ngườichấp hành án phải rồi
khỏi lãnh thổ chủa nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo qui định của bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Nội dung chính cuả thi hành án phạt trục suất:
Người chấp hành án là người nước ngoài, việc thi hành án lien quan đến nhiều cơ
quan, tổ chức, các biện pháp thi hành phải thận trong, chặt chẽ.
_ Quyết định thi hành
án phạt trục suất:
+ Trường hợp án phạt trục
suất là hình phạt bổ sung( kem theo hìn phạt chính là phạt tiền) thì tòa đã xét
xử sơ thẩm ra quyết định. Quyết định ghi rõ họ tên chức vụ người ra quyết định,
họ tên, ngày sinh, nơi cư trú, bản án được thi hành, hình phạt bổ sung, tên cơ
quant hi hành, ghi rõ quyết định hình phạt chính vaf hình phạt bổ sung.
+ Tòa án gửi quyết định
thi hành án cho cơ quant hi hành án công an cấp tinh, viện kểm sát cùng cấp sở
tư pháp nơi tòa án ra quyết định thi hành án có trụ sở. Cơ quant hi hành án
hình sự công an cấp tỉnh tống đạt quyết định đố cho người chấp hành án, Bộ ngoại
giao cơ quan lãnh sự quán của nước người đó là công dân ở Việt Nam, đại diện cơ
quan tổ chức người đó làm việc,bảo lãnh chô người đó vào việt Nam. Trường hợp
người đó đang bị tạm giam thì phải gửi cho trại tạm giam, cơ quant hi hành án
hình sự công an cấp huyện nơi người đó tạm giam để thông báo cho người chấp
hành án.
_ Cơ quan thi hành án
hình sự lập hồ sơ thi hành án phạt trục suất, hồ sơ gồm:
+ Bản sao bản án, quyết
định thi hành án hoặc bản sao quyết định thi hành án nếu là hình phạt bổ sung
+ Bản sao hộ chiếu hoặc
bản sao giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu.
+ Giấy tờ chứng nhận đã
chấp hành xong hình phạt hoặc các nghĩa vụ khác.
+ các giấy tờ, tài liệu
khác có liên quan.
_ Các qui định liên
quan đến tổ chức thi hành án phạt trục suất.
+ Lưu trú trong thời
gian chờ xuất cảnh.
·
Trong thời gian chờ xuất cảnh, người chấp
hành án phải lưu trú tại nơi do cơ quant hi hành án hình sự công an cáp tỉnh chỉ
định.
·
Trong một số trường hợp thì cơ quant hi
hành án hình sự công an cấp tỉnh đưa người chấp hành án vào lưu trú trong Bộ
công an:
-
Khong có nơi thường trú, tạm trú.
-
Nhập cảnh trái phép hoặc phạm các tội
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
-
Tự ý rời khỏi nơi cư trú hoặc không chấp
hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyên.
-
Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn
cứ cho rằng có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất
cảnh.
-
Bỏ trốn, chẩu bị bortroons hoặc có hành
vi khác gây khó khăn trong việc th hành hình phạt trục suất.
-
Mắc bệnh hiểm ngheo, các bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm theo qiu định của luật phòng chống bệnh truyền nhiễm như cúm H5N1, đậu
màu, Hạch…
-
Tự nghiện xin vào lưu trú.
·
Thủ tục đưa người chấp hành án váo lưu
trú:
-
Trường hợp người chấp hành án đang tại
ngoại thì cơ quant hi hành án áp giải người đó vào cơ sở lưu trú.
-
Trường hợp người chấp hành án đang bị
tam giam thì sau khhi nhận quyết định thi hành án,cơ quant hi hành ns ccaps huyện
nơi đang giam giữ phải giao người cho cơ quant hi hàn án cấp tỉnh đẻ áp giải
người đó vào cơ sở lưu trú.
-
Khi người chấp hành án có hình phạt bổ
sung laftrucj xuất chấp hành xong hình phạt tù thì trại giam phải giao người đó
cho cơ quant hi hành án hình sự công an cấp tỉnh để áp giải người đó đến nơi
lưu trú.
·
Trường hợp người chấp hành hình phạt trục
xuất cết trong thời gian chờ xuất cảnh thì cơ quan lưu trú hoặc nơi lưu trú phải
báo ngay cho cơ quant hi hành án hình ự công an cấp tỉnh, cơ quan ddiuueh tra,
viện kiểm sát có thẩm quyền để xác minh nguyên nhân cái chết. Cơ quant hi hành
án hình sự công an cấp tỉnh phải thông báo cho tòa án đã ra quyết định thi hành
hình phạt trục xuất Bộ ngoại giao cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của nước
người đó là công dân hoặc tổ chức quốc tế, cơ quan đã bảo lãnh cho họ vào Việt
Nam. CƠ quant hi hành án hinnhf sự công an cấp tỉnh tooe chức an tang, trường hợp
than nhân yêu cầu nhận tuer thi đẻ an tang thì cơ aunt hi hành án hình sự công
an cấp tỉnh xem xét giải quyết, chi phí an tang do họ tư chịu.
·
Chế đọ ăn uống, sinh hoạt, chi phí an
tang do Chính phủ qui định chi tiết.
_ Giải quyết trường hợp người chấp hành
án trục xuất bỏ trốn:
+ Nguười chấp hành án bỏ trốn thì cơ sở lưu trú hoặc nơi lưu trú
chỉ định thoongbaos cho cơ quant hi hành án hình sự công a cấp tỉnh tổ chức truy
bắt. nếu 7 ngày không truy bắt được thì ra quyết định truy nã.
+ Khi người chấp hành án phạt trục xuất
ra tự thú thì cơ quan tiếp nhận lập biên bản, thông báo cho cơ quan thi hành án
hình sự công an cấp tỉnh đến nhận và đưa người đó váo cơ sở lưu trú.
_ Thực hiện buộc rời khỏi lãnh thổ Việt
Nam:
+ Đến thời hạn thi hành án phạt trục xuất,
cơ quan thi hành án công an cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
áp giải người chấp hành hình phạt ddwwns địa điểm xuất cảnh và buộc người đó phải
rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. 10 ngày từ ngày người đó bị trục xuất cơ quant hi
hành án hình sự công an cấp tỉnh phải thông báo cho tòa án ra quyết địh trụ xuất,
viện kiểm sát cùng cấp, trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
+ Tòa án ra quyết định trục xuất có thẩm
quyền quyết định việc kéo dài thời hạn buộc trục xuất người chấp hành án ròi khỏi
lãnh thổ người chấp hành án trong trường
hợp:
·
Ốm nặng không thể đi lại được hoặc đang
được cấp cứu có xác nhạn của cơ sỏ y tế hoặc bệnh viện cấp tỉnh troe lên.
·
Phải chấp hành hình hình phạt khác hoặc
thực hiện nghĩa vụ khác theo qi định của phapps luật Việt Nam.
·
Các trường hợp khác có lý do chính đáng
chưa thể rời khỏi lãnh thổ Việt Nam do thủ trưởng cơ quant hi hành án hình sự cấp
tỉnh ác nhận.
_ Chi phí trục xuất:
+ Người chap hành hình phạt trục xuất phải
tự chịu chi phí vé máy bay, ô tô, tàu biển… Trường hợp người chấp hành án không
có tiền trả thì cơ quant hi hành án cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất
nhập cảnh yêu cầu cơ quan đại diện ngọi giao, cơ quan lãnh sự quán của nước mà
người đó là công dân, tổ chức quốc tế, cơ quan, tổ chức bảo lãnh cho người đó đến
Việt Nam giải quyết kjinh phí cho người đó. Trường hợp cưa giải quyết được
nhưng vì lý do an ninh quốc gia cần phải chấp hành ngay thì cơ quant hi hành án
hình sự công an cấp tỉnh báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hninf sự thuộc bộ
công an quyết định sử dụng ngân sách nhà nước để trả chi phí cho người chấp
hành án phạt trục xuất.
41)
Nguyên tắc áp dụng biện pháp cải tạo phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội,
độ tuổi, sức khỏe giới tính, trình độ văn hóa và các đặc điểm nhân thân khác thể
hiện như thế nào trong tổ chức giam giữ phạm nhân tại trại giam:
Thể hiện ở sự phân loại trại giam, phân
loại chế độ giam giữ dựa trên các đặc điểm, tính chất, mức độ phạm tội, độ tuổi,
giới tính, trình đọ văn hóa và các đặc điiểm nhan thân khác. Cụ thể:
_Phân loại trại giam:
+ Khu giam gữi đối với
người bị kết án tù từ 15 năm, tù chung thân, người bị kết án tù về tội tái phạm
nguy hiểm.
+ Khu giam giữ đói với
người bị kết án tù từ 15 năm trở xuống, Phạm nhân có mức án tù trên 15 năm
nhưng có kết quả chấp hành án tốt được giảm xuống còn dưới 15 năm.
Trong các khu giam giữ
phạm nân nói trên, những phạm nhân được giam gữi riêng gồm:
+Phạm nhân nữ.
+ phạm nhân là người
chưa thành niên,
+ Phạm nhân là người nước
ngoài
+ Phạm nhân mắc bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm
+ Phạm nhân có dấu hiệu
mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng điều kiển hành vi trong thời
gian chờ quyết định của tòa án.
+ Phạm nhân thường
xuyên vi phạm nội qui qui chế trạ giam.
_ Về chế độ giam gữi:Phân
thành chế độ giam giữu của phạm nhân đã thành niên và chế độ giam gữi của phạm
nhân chưa thành niên. Trong mỗi chế độ này thì lại có qui định rõ rang cụ thể
chi tiết về từng chế độ như: Học tập, học văn hóa, học nghề, được thông tin,
lao động, ăn ở, mặc, tư trang, hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí,
văn hóa văn nghệ, thăm gặp người thân, gặp quà, chế dodj lien lạc, chăm sóc y tế,
chế độ đối với phạm nhân nữ có thai hoặc nuoi con dưới 36 tháng tuổi.
Tất cả các qui định về
những chế đọ trên đều dựa trên những đặc điểm về độ tuooit, giớ tính, sức khỏe,các
đực điểm nhân thân, mức đọ phạm tội đẻ từ đó tạo ra sự phân hóa để căn cứ vào
đó đè ra những qi định phù hợp đáp ứng hiệu quả cũng như mcj đích của việc thi
hàn án.
43)
Nguyên tắc bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa, tôn trọng nhân phẩm, tôn trọng
quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành biện pháp tư pháp được thể hiện như
thế nào trong qui định về thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Người bị bắt buộc chữa
bệnh được nhà nướ bảo đảm ăn, măc, ở, sinh hoạt và chữa bệnh theo qui định của
bộ y tế, thân nhân được đến thăm, nuôi dưỡng, chăm sóc được nhà nước chi trả
chi phí đều trị bệnh.
43)
nêu và phân tích nội dung chính của nguyên tắc bắt buộc chữa bệnh:
Là việc cơ quan, người
có thẩm quyền theo qui định của luật thi hành án hình sự buộc người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc người đang chấp hành án bị bệnh tâm thần hoặc
một bệnh khác làm mất khả năng nhạn thức, đều khiển hành vi của mình phai rđiều
trị tại cơ sở chữa bệnh bắt buộc theo bản án quyết định của tòa án hoặc viên kiểm
sát.
_ Cơ quan đè nghị áp dụng
biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh có tráh nhiệm lập hồ sơ đưa người váo cơ sở
bắt buộc chữa bệnh, Thảm quyền đè nghị :
+ Cơ quan đang thụ lý
giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra có thảm quyền đề nghị viện kiểm sát
cùng cấp.
+ Trại giam, tạm giam
cơ quant hi hành án hình sự công an cấp tỉnh có thẩm quyền trng giai đoạn thi
hành án có thẩm quyền đề nghị tòa án cấp tỉnh/ tòa án quân sự quân khu nơi có
trại giam/ tạm giam, cơ quant hi hành án hình sự công a cấp tỉnh.
Hồ sơ đề nghị gồm:
+ Quyết định của viện
kiểm sát/ tòa án về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
+ Kết luận giám định của
cơ sở y khoa.
+ Lí lịch cá nhân của
người thi hàn án.
+ Các tài liệu khác có
liên quan.
_ Trường hợp tòa án/ viện
kiểm sát tự mình quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì viện kiểm
sát/ tòa án lập hồ sơ đè nghị cơ quan trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam
trịa tạm giam, cơ quant hi hành án hình sự cơ quant hi hàn án hình sự công an cấp
huyện trong giai đoạn thi hành án đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
_ 3 ngày kể từ ngày ra
quyết định cơ quan ra quyết định phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan
lien quan: Người chấp hành hoặc đại diện hợp pháp của người đó, viện kiểm sát
cùng cấp trong trường hợp tòa án ra quyết định, cơ quant hi hành án hình sự
cong an cấp huyện nơi người đó cơ trú, bệnh viện tâm thần nơi có người chấp
hành biện pháp tư pháp về chữa bệnh, cơ quan đè nghị tòa án, viện kiểm sát ra
quyết định.
_ Ngay sau khi nhận được
quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cơ quan đang thụ lý, trại giam,
trại tạm giam, cơ quant hi hành án hình sự công an cấp huyện giao người bị bắt
buộc chữa bệnh kèm theo hồ sơ cho bệnh viện đòng thời soa gửi quyết định áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh cho cơ quan quản lý thi hành án thuộc bộ công an/
bộ quốc phòng.
_ Bệnh viện được viện
kiểm sát, tòa án chỉ định tiếp nhận người và hồ sơ, lập biên bản giao nhận. cơ
quan đưa người vào bện viện tam thần có trách nhiệm báo cho thân nhân người bị
áp dụng biện pháp bắt buộc chưa bệnh. Bệnh viện có trách nhiệm quản lý và điều
trị cho người bị bắt buộc chưa bệnh. Trong thời gian bắt buộc chữa bệnh thân
nhân người bị bắt buộc chữa bệnh được gặp và phói hợp chawnm sóc và phải tuân
theo các qui định vè chế đọ chăm sóc.
_ Mọi chi phí điêu trị
do nhà nước cấp.
_ Khi người bị bắt buộc
chưa bệnh khỏi bệnh, Giám đốc bệnh viện thông báo cho cơ quan đề nghị áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh để yêu cầu hội đồng giám định y khoa tiến hành
giám định về tình trạng bệnh của người đó.
_ Căn cứ vào kết luận của
hội đồng giám định y khoa về việc người
đó đã khỏi bệnh, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đè nghị
tòa án hoặc viện kiểm sát đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
ra quyết định đình chỉ việc áp dụng biện pháp này.
_ Tòa án, viện kiểm sát
ra quyết định đình chỉ thi hành có trách nhiệm gửi cho cơ quan đề nghị đẻ thông
báo cho bệnh viện tâm thần và thân nhân của họ.
_ Sauk hi nhận được qyết
định đình chỉ của tòa án cơ quan đè nghị
áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh.
Trường hợp viên kiểm sát ra quyết định dình chỉ thì khi nhận được quyết định,
thân nhân phải đến nhận người đó. Việc giao nhận phải lập biên bản, ghi rõ thời
gian chữa bệnh tại bệnh viện.\
_ Trường hợp người bị bắt
buôc chữa bệnh chết, Giám đốc bệnh viện phải báo ngay cho cơ quan điều tra, viện
kiểm sát tỉnh đén để xác định nghuyên nhân chết và thông báo ngay cho thân nhân
người đó. Sau khi được cơ quan điều tra, viện kiểm sát cho phép, bệnh viện có
trách nhiệm mai táng.
45)
Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của cá nhân, cơ quan, tổ chức và gia đình vào việc
giáo dục, cải tạo người chấp hành các biện pháp tư pháp được thể hiện như thế
nào trong các qui định về thi hành các biện pháp tư pháp:
Điều 115, luật thi hành
các biện pháp hình sự qui định, Nhà nước bảo đảm các điều iện về cơ sở vật chất,
kinh phí để thi hành các biên pháp tư páp, nhà nước cũng khuyến khích cơ quan tổ
chức và cá nhân vàgia đình tham gia vào việc giáo dục người pjair chấp hành biện
pháp tư pháp giáo dục tại xã phường thị trấn, trường giáo dưỡng.
46)
Phân tích tính nhân văn và chặt chẽ của phấp luật thi hành án hình sự trong các
qui định về hình thức và thủ tục thi hành án tuer hình:
Thi hành án tử hình là
việc cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền tước bỏ đi quyền sống của người bị kết
án tử hình theo đúng trình tự thủ tục mà luật thi hành án hình sự qui định.
_ về hình thức: Trước
khi hình thức xử bắn. hiện nay là hình thức tiêm thuốc độc. Qui trình thực hiện
việc tiêm thuốc độc do Chính phủ qui định.
_ Về thủ tục thi hành
án tử hình:
+ Trước khi thi hành
án, hội đồng thi hành án phải kiểm tra danh bản, chỉ bản. hồ sơ lý lịch của người
chấp hành án tửu hình. Trường hợp người chấp hành án là nữ thì phải kiểm tra
các điều kiện theo qui định của pháp luật.
+ Trước khi thi thành
án, người bị thi hành án được ăn uống, viết thư ghi hình, ghi âm lời nói gửi
thân nhân.
+ Trình tự thi hành án
được thực hiện:
·
Căn cứ vào quyết định thi nhành án tử
hình, yêu cầu của chr tịch hội đồng, cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc cảnh vệ tư
pháp áp giải người thi hành án tử hình đến nơi làm việc của hội đồng thi hành
án.
·
Thực hiện yêu cầu của hội đồng thi hành
án, cán bộ chuyên môn thuộc Bộ công an, quân đội tiến hành lăn tay đối chieeus
danh bản, chỉ bản, hồ sơ tài liệu lien quan, chụp ảnh, ghi âm ghi hình quá
trình làm thủ tục, lập hồ sơ và báo cáo kết quả hội đòng thi hành án
·
Chủ tịch hội đôngf thi hành án cong bos
quyết định thi hành án tử hình, quyết định không kháng nghi của tò án tối cao,
viện kiểm sát tối cao, quyết định không chấp nhận kangs cáo của hội đồng thẩm
phán tòa án nhân dân tối cao, quyết địnhcủa chue tịch nước bác đơn xin ân giảm
tử hình.
·
Ngay sau khi chủ tịch hội đồng thi hành
án đọc, cảnh về tư pháp giap các quyết định trên cho người chấp hành án đọc. nếu
họ không biết chữ thì chỉ định người đọc cho họ. quá trình đọc ohair được ghi
âm ghi hình, chụp ảnh.
·
Theo lệnh của chủ tịch hội đòng thi hành
án, cán bộ chuyên môn do cơ quant hi hành án hình sự công an cấp tỉnh, quân khu
chỉ định tiến hành thi hành án và báo cáo kết qur cho hội đồng thi hành án.
·
Theo lệnh của chủ tịch hội đồng thi hành
án tử hinh, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra tình trạng của người thi hành án
vào báo cáo kết quả cho hội đồng.
·
Hội đồng thi hành án lập biên bản thi
hành án báo cáo quá trình, kết quả cho tòa án nhân dân tối cao, viênj kiemr sát
nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thihanhf án cấp
tỉnh làm thủ tục khai tử tại ủy ban nhân dân xã nơi tiến hành thi hành án.
·
Cơ quant hi hành án hình sự công an cấp
tỉnh có trách nhiệm bảo quản tử thi, tiến hành mai táng, vẽ sơ đồ phần mộ. ủy
ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hơp trong việc mai táng và quản lý mộ.
·
3 ngày từ ngày thi hành án, cơ quant hi
hành án hình sự công an cấp tỉnh thông báo cho thân nhân người thi hành án , trừ
trường hợp họ có đơn xin nận tử thi và đã được giải quyết.
·
Chi phis thi hành án do ngân sach nhà nước.
47) Nêu và phân tích nội
dung chính của chế ddoj quản lý hcj sinh tại trường giáo dưỡng.
_
Chế đọ văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề:
+
được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề theo qui định của bọ giáo dục,
bộ công an, bộ lao động thương binh và xã hội.
+
Đối với phạm nhân chưa đạt trình độ giáo ducjtieeur học, trung học cơ sở thì tiến
hành phổ cập giáo dục bắt buộc.Đối với học sinh khác thì tùy khả năng, điều kiện
trường giáo dưỡng tổ chức cho học tập phù hợp.
+
Ngoài giwof học phải tham gia lao động bắt buộc tùy theo lứa tuổi, sức khỏe, sự
phát triển bình thường. thời gian lao dộng, không quá 2h/ ngày,thời gian lao dọng
và học tập không quá 7h/ ngày.
+
Kết qur lao động được sử dụng để cải thiện đời sống.
+
Được nghỉ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ tết.
+
Kinh phí do nhà nước cấp.
_
Kiểm tra đánh giá, xếp loại và tổ chức thi:
+
trường giáo dưỡng tổ chúc thi, chuyển cấp, thi chọn học sinh giỏi…
+
Sở điểm, học bạ,hồ sơ biểu mẫu phải dược cấp theo mẫu của bộ giáo dục.
+
Chứng chỉ học văn hóa, học nghề của truwngf giáo dưỡng có giá trị như của trường
phổ thông, trường dạy nghề.
_
Chế độ sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí:
+
Ngoài giờ học tập lao đông, học sinh được tham gia văn hóa văn nghệ, vui chơi
giải trí do nhà trường tổ chức.
_
Chế độ ăn mặc:
+
Được đảm bảo tiêu chuẩn định lượng về gạo rau, thịt, cá, đường, muối, nước mắm.
Nước uống, nước sinh hoạt đmả bảo tiêu chuẩn theo qui địnhcủa bộ y tế.
+
Ngày lễ tết được ăn thêm không quá 3 lần tiêu chuẩn ngày thường, tết nguyên đán
không quá 5 lần tiêu chuẩn của ngày thường.
+
Hằng năm được cấp quần áo, chăn màn, và các thiết bị đồ dùng cá nhân.
_
Chế đọ đồ dùng sinh hoạt:
+
Căn cứ vào độ tuổi, giớ tính, đặc điểm nhân thân, mức độ phạm tội, trường sắp xếp
chỗ ở, sinh hoạt tập thể trong các buồng tập thể. Buồng phải đảm bảo thoáng mát
kín gió, diện tích tối thiểu là 2,5m
+
Được bố trí nằn gường có chiếu và sử dụng đồ dùng sinh hoạt ca nhân của mình.Đò
dùng cần thiết cho hoạc sinh được trường cho mượn hoặc cấp.
_
Chế ddoj chăm sóc y tế.
+
Học sinh được khám sức khỏe định kì, ốm đau dược điều trị tại cơ sở y tế, kinh
phí do chính phủ qui định.
_
gải quyết học sinh trường giáo dưỡng chết:
+
Hiệu trưởng báo cho cơ quan điều tra,vienj kiểm sát cấp tỉnh để xác định nguyên
hân cái chết và thông báo cho thân nhân học sinh.
+
Sau khi được cơ quan điều tra, viện kiểm sát cho phép thì trường tổ chúc mai
táng, chi phí mai táng do nhà nước cấp. trường hợp thân nhân đè nghị tự tổ chức
mai táng thì trường giao cho thân nhân và để họ tự chịu chi phí, đảm bảo an
ninh traatj tự, vệ sinh môi trường.
_
Chế độ thăm gặp, lien lạc, nhận tiền, đồ vật, tài sản, lien lạc của học sinh
trường giáo dưỡng.
+
Được gặp thân nhân tại nơi tiếp đón của trường và tuân thủ qui định
+
Được gửi và nhận thư quà trù bia rượu, chất cấm khác. Trường có trách nhiệm kiểm
tra.
48) Nguyên tắc bảo đảm
nhân đạo xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp
hành án được thể hiện như thế nào trong qui định về chế độ giam gữ đối với người
phạt tù.
Phạt
tù là việc cơ quan người có thẩm quyền theo qui định của luật thi hành án hình
sự buộc người chấp hành án phải chịu sự giam gữi quản lý giáo dục cải tạo để trở
thành người có ích cho xã hội.
Chế độ giam gữi là trật tự pháp luật qui định
nhằm phân hóa về mức độ quản chế giam gữ đối với phạm nhân trong các trai giam
trên cơ sở tính chất phạm tội, mực án của người chấp hành hình phạt cũng như
thái độ của phạm nhân trong các trại giam.
_
Chế độ giam gữ được chia thành 2 loại tương ứng với 2 loại đối tượng phạm nhân
là người đã thành niên và người chưa thành niên. Và trong đó thì cũng có sự
phân loại riêng như đối phạm nhân là nữ
giới, người mắc bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phạm nhân vi phạm
qui chế, nội qui…
_
Pháp luật cũng qui định chi tiết chế độ học tập học nghê, thông tin, lao đông,
chế độ ăn, ở, sinh hoạt, chế độ thể dụ thể thao, văn hóa, văn nghệ, thăm gặp
thân nhân, tặng quà, chế độ chăm sóc y tế, chế độ đối với phạm nhân nữ có
thai…. Tất cả những qui định về các vấn đề này điều dựa trên nguyên tắc đảm bảo
nhan đạo xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành
án.
49)
Nêu và phân tích thẩm quyền cơ quan thi hành án cấp huyện:
Nhiệm
vụ quyền hạn:
_
Giúp trưởng công an huyện quản lý quản lý công tác thi hành án hình sự trên địa
bàn huyện trong việc hướng dẫn công tác nghiệp vụ theo thẩm quyền đối với ủy
ban nhân dân xã. Trong việc thống kê báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản ly
thi hành án thuộc bộ công an.
_
Tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án và các tài liệu khác có lien quan, lập
hồ sơ chuyển cho ủy ban nhân dân xã trong 1 số biện pháp thi hàh án.
_
Áp tải người bị thi hành án trong trường howpjnguwowif kết án tù đâng dược tại
ngoại, được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án.
_
Trực tiếp quản lý số phạm nhân phục vụ tại nhà tạm gữi.
_
Tống đạt quyết định thi hành án cho ngươi bị kết án tù đang ở nhà tạm giữ và
báo cáo cơ quanthi hành án hình sự cấp tỉnh.
_
Lập hồ sơ, báo cáo cơ quant hi hành án hình sự công an cấp tỉnh đè nghị cơ quan
quản lý thi hành án ra quyết định đưa người bị kết án phạt tù đang ở nhà tạm gữi,
được hoãn, tạm đình chỉ đi chấp hành án. Đè nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết
định truy nã đối với người chấp hành án bỏ trốn.
_
Quyết định trích xuất hoặc thực hiện lệnh trích xuất theo yêu cầu.
_
Giải quyết khiếu nại, tố cáo
_
thực hiện các yêu cầu khác theo qui định
50)
Phân tích quyền và nghĩa vụ của người chấp
hành án phạt quản chế.
_
Nghĩa vụ:
+
Chịu sự giám sát giáo dục của uye ban xã và nhân dân địa phương, không được tự
ý rời khỏi nơi quản chế.
+
Mỗi tháng 1 lần trình diện báo cáo với ủy
ban xã về việc chấp hành quản chế
+
Có mặt khi ủy ban xã triệu tập, vắng măt phải có lý do.
+
Chấp hành nghiêm chỉnh qui định, pháp luật, cỉa tạo tốt
+
Đi khỏi nơi quản chế phải báo cáo
Nếu
có ý không chấp hành nghĩa vụ có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
_
Quyền:
+
Sinh sống cùng gia điình tại nowiquanr chế.
+
Lựa chọn nghành nghề phù hợp, lao động và hưởng thành quả.
+
tự do đi lại trong phạm vi xã phường nơi quản chế
+
được xét miễm thời hạn quản chế còn lại theo qui định pháp luật.