Friday, May 27, 2016

CÂU HỎI ÔN TẬP - MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT - KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP, ÔN TẬP - MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT - KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Câu hỏi ôn thi hết môn ( thi vấn đáp, hoặc thi viết đối với những lớp học ngoài HN) có thể được điều chỉnh trên cơ sở thống nhất của Bộ môn )

PHẦN NHẬP MÔN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI
Câu 1.       Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật, ý nghĩa, yêu cầu, phong cách nghiên cứu, học tập LSNNPL
Câu 2.       Cơ sở kinh tế – xã hội của sự ra đời, tồn tại và phát triển của các nhà nước Phương Đông cổ đại (Ai Cập, Lưỡng Hà, ấn Độ, Trung Quốc)
Câu 3.       Nội dung cơ bản của Bộ luật Hammurabi (ở Lưỡng Hà cổ đại), và so sánh nó với Bộ luật Manu (ở ấn Độ cổ đại)
Câu 4.       Đặc điểm  của pháp luật Phương Đông thời kỳ cổ đại.
Câu 5.       Trình bày khái quát quá trình dân chủ hoá bộ máy nhà nước Aten, tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hoà dân chủ chủ nô Aten và nhận xét tính chất dân chủ của nhà nước này.
Câu 6.       So sánh và chỉ ra nét khác biệt cơ bản giữa nhà nước Xpác và nhà nước Aten (Hy Lạp cổ đại).
Câu 7.       Trình bày nội dung cơ bản của Luật La Mã và lý giải sự phát triển của pháp luật dân sự ở La Mã thời kỳ cổ đại.
Câu 8.       So sánh đặc điểm về hình thức chính thể nhà nước ở các quốc gia Phương Đông và Phương Tây trong thời kỳ cổ đại.
Câu 9.       Đặc điểm của nhà nước và pháp luật phong kiến Trung Quốc.
Câu 10.  Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại bền vững và phổ biến của hình thức nhà nước quân chủ chuyên chế ở Phương Đông?
Câu 11.  Các giai đoạn phát triển cơ bản của Nhà nước và pháp luật phong kiến Tây Âu? Lí giải nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi các hình thức nhà nước?
Câu 12.  Trình bày những điều kiện kinh tế – xã hội của sự tồn tại nền quân chủ phân quyền cát cứ ở Tây Âu thời kỳ phong kiến.
Câu 13.  Trạng thái cát cứ ở Tây Âu phong kiến có ảnh hưởng như thế nào đến hình thức tổ chức bộ máy nhà nước?
Câu 14.  Nêu đặc điểm về hình thức tổ chức bộ máy nhà nước ở Tây Âu thời kỳ phong kiến.
Câu 15.  Phân tích đặc quyền của pháp luật phong kiến Tây Âu.
Câu 16.  Phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội dẫn đến sự xuất hiện chế độ tự trị của các thành thị ở Tây Âu trong thời kỳ phong kiến.
Câu 17.  Trong các kiểu nhà nước bóc lột, đã tồn tại các biến dạng nào của chính thể quân chủ ? Thời gian và địa điểm tồn tại ?
Câu 18.  Nhận xét về mối liên hệ giữa tương quan lực lượng trong cách mạng tư sản và hình thức chính thể của nhà nước tư sản thời kỳ sau cách mạng tư sản.
Câu 19.  Nêu và giải thích đặc điểm của nhà nước tư sản trong thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh.
Câu 20.  Từ góc độ lịch sử và luật pháp hãy lý giải tình trạng “không có hiến pháp thành văn” ở nhà nước Anh tư sản.
Câu 21.  Tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Anh thời kì CNTB tự do cạnh tranh.
Câu 22.  So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa nhà nước tư sản Anh và nhà nước tư sản Nhật bản trong thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh.
Câu 23.  Nêu cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Mỹ. Xác định hình thức chính thể của Nhà nước tư sản Mỹ.
Câu 24.  Phân biệt hai hệ thống chính của pháp luật tư sản thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh. Lí giải nguyên nhân có sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật này?
Câu 25.  Nội dung và những đặc điểm cơ bản của pháp luật tư sản trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
Câu 26.  Hãy chỉ rõ nội dung cốt lõi của Hiến pháp tư sản thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh và phân tích tính lịch sử của nội dung đó.
Câu 27.  Nguyên nhân xuất hiện và đặc điểm cơ bản của Nhà nước tư sản độc quyền?
Câu 28.  Nêu những thay đổi mới của pháp luật tư sản trong thế kỷ XX. Lí giải nguyên nhân của những thay đổi đó.
Câu 29.  Những điểm mới cơ bản của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến?
Câu 30.  Trong các kiểu nhà nước bóc lột, đã tồn tại các biến dạng nào của chính thể Cộng hoà? Thời gian và địa điểm tồn tại?
Câu 31.  Nguyên nhân bùng bổ cách mạng vô sản và thiết lập Công xã Pari, ý nghĩa lịch sử của sự kiện này
Câu 32.  Bộ Luật dân sự Pháp ( Bộ luật Napoleon ): những nét khái quát về tính chất, bối cảnh ra đời; phạm vi điều chỉnh, kỹ thuật pháp lý, giá trị kế thừa.
                                                                                          
PHẦN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Câu 33.  Những nét khái quát về tiến trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt nam.
Câu 34.  Sự hình thành, đặc trưng cơ bản của nhà nước Văn lang- Âu lạc
Câu 35.  Tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật ở Việt nam thời Bác thuộc
Câu 36.  Những đặc trưng cơ bản về tổ chức nhà nước, pháp luật của các triều Ngô – Đinh – tiền Lê, Lý – Trần – Hồ
Câu 37.  Những đặc trưng cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ
Câu 38.  Tổ chức bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, Quan chế; đặc trưng cơ bản về quản lý làng xã triều vua Lê Thánh Tông
Câu 39.  Khái quát về hệ thống pháp luật, triết lý cơ bản trong xây dựng, áp dụng pháp luật và các định chế phi quan phương ( các thiết chế xã hội, định chế - quy tắc điều chỉnh xã hội ) triều vua Lê Thánh Tông, ý nghĩa lịch sử và đương đại.
Câu 40.  Quốc triều hình luật ( Bộ Luật Hồng Đức )- tính chất, phạm vi điều chỉnh, cơ sở tư tưởng, các nguyên tắc cơ bản.
Câu 41.  Nội dung cơ bản của QTHL, sự thể hiện các quan điểm cơ bản của nho giáo, tính dân tộc trong QTHL
Câu 42.  Đặc trưng cơ bản về quan chế trong QTHL, bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong QTHL,
Câu 43.  Nội dung cơ bản của chế định dân sự,hôn nhân và gia đình, các quy định tố tụng hình sự, thủ tục pháp lý trong QTHL.
Câu 44.  Kỹ thuật pháp lý trong QTHL
Câu 45.  Những nội dung cơ bản của Quốc triều khám tụng điều lệ
Câu 46.  Hệ thống chính quyền “Lưỡng đầu” Lê – Trịnh ở Đàng ngoài, của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và  hệ thống pháp luật thời Lê - Trịnh
Câu 47.  Tổ chức chính quyền và pháp luật triều đại Quang Trung
Câu 48.  Những đặc điểm cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn
Câu 49.  Những đặc điểm cơ bản về pháp luật triều Nguyễn, nguồn pháp luật, Bộ Hoàng Việt Luật Lệ ( Luật Gia Long ): tính chất, phạm vi điều chỉnh, kỹ thuật pháp lý; đặc điểm về các chế định dân sự, hôn nhân và gia đình, tội phạm, hình phạt.
Câu 50.  Những đặc điểm cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước thời kỳ Pháp thuộc
Câu 51.  Những đặc điểm cơ bản về pháp luật, nguồn pháp luật thời kỳ Pháp thuộc
Câu 52.  Tổ chức và vị thế của bộ máy chính quyền Triều Nguyễn kể từ sau khi thiết lập Liên bang Đông Dương năm 1887?
Câu 53.  Hiến pháp năm 1946: tính chất, phạm vi điều chỉnh, giá trị kế thừa
Câu 54.  Tổ chức quyền lực nhà nước, trách nhiệm nhà nước trong Hiến pháp năm 1946
Câu 55.  Quyền, nghĩa vụ cá nhân trong Hiến pháp năm 1946, giá trị kế thừa
Câu 56.  Sự thay đổi trong tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1959? (Vẽ sơ đồ và trình bày, so sánh với tổ chức BMNN theo Hiến pháp 1946)
Câu 57.  Những thành tựu và hạn chế của pháp luật Việt Nam thời kì 1946 - 1960?
Câu 58.  Hoạt động của nhà nước dân chủ nhân dân ở miền Bắc trong thời kì 1954 - 1975
Câu 59.  Tổ chức bộ máy Nhà nước dân chủ nhân dân ở miền Bắc trong thời kì 1954 - 1975
Câu 60.  Những đặc điểm cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam giai đoạn từ 1975 đến trước Đổi Mới
Câu 61.  Những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1959 kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 để phù hợp với nhiệm vụ lịch sử
Câu 62.  Những đặc điểm cơ bản về pháp luật nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam giai đoạn từ 1975 đến trước Đổi Mới ( tư duy, chính sách pháp luật, nguồn pháp luật; các lĩnh vực điều chỉnh pháp luật, vấn đề lợi ích của các chủ thể pháp luật, mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân )
Câu 63.  Tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 1980? (Vẽ sơ đồ và trình bày, so sánh với tổ chức BMNN theo Hiến pháp 1946, 1959)
Câu 64.  Những thay đổi chính trong nội dung của Hiến pháp năm 1980 để phù hợp với nhiệm vụ lịch sử
Câu 65.   Nhà nước và pháp luật thời kỳ Đổi mới: bối cảnh, đường lối chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; cải cách bộ máy nhà nước và cải cách pháp luật
Câu 66.   Hiến pháp 1992, tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 1992? (Vẽ sơ đồ và trình bày, so sánh với tổ chức BMNN theo Hiến pháp 1946, 1959, 1980)
Câu 67.  Hiến pháp năm 1992 sửa đổi ( Hiến pháp 2013 ): bối cảnh sửa đổi Hiến pháp 1992, những điểm mới về nội dung, ý nghĩa chính trị, pháp lý, xã hội của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi


Câu 68.  Khái quát thành tựu và hạn chế về hoạt động lập pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1986 đến hiện nay.



Duyệt





(Thủ trưởng đơn vị đào tạo)
Chủ nhiệm bộ môn




GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế


Người biên soạn



GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế
TS. Nguyễn Minh Tuấn


Bài viết phổ biến