Wednesday, May 25, 2016

CÂU HỎI ÔN TẬP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

CÂU HỎI ÔN TẬP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ - KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI
Bấm vào liên kết dưới đây để tải đáp án về
  

CÂU HỎI ÔN TẬP THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

PHẦN LÝ THUYẾT
1.     Phân tích đặc trưng của hoạt động THADS; vai trò, nhiệm vụ, nguồn của  LTHADS?
2.     Nhận xét, đánh giá mối quan hệ giữa hoạt động xét xử và hoạt động THADS?
3.     Phân tích ý nghĩa, nội dung của xã hội hóa THADS?
4.     Nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật THADS về thời hiệu yêu cầu THADS và đề xuất ý kiến hoàn thiện?
5.     Nêu  khái niệm, đặc điểm đương sự và các loại đương sự trong THADS?
6.     Phân tích các trường hợp ra quyết định THADS?
7.     Phân tích khái niệm, ý nghĩa của biện pháp bảo đảm THADS và điều kiện áp dụng biện pháp bảo đảm THADS?
8.     Phân tích mối liên hệ giữa biện pháp bảo đảm THADS và biện pháp cưỡng chế THADS?
9.     Phân tích khái niệm và ý nghĩa của biện pháp cưỡng chế THADS?
10.                         Phân tích nguyên tắc, điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS?
11.                        Nêu và phân tích các đặc điểm của biện pháp cưỡng chế THADS?
12.                        Phân biệt biện pháp bảo đảm THADS và biện pháp cưỡng chế THADS?
13.                        Bình luận quy định của pháp luật THADS hiện hành về các biện pháp bảo đảm THADS?
14.                         Bình luận quy định của pháp luật THADS hiện hành về các biện pháp cưỡng chế THADS và điều kiện áp dụng?
15.                        Thế nào là kê biên tài sản? Phân biệt kê biên tài sản với tịch biên tài sản?
16.                        Phân tích ý nghĩa của phí THADS; Tại sao người được thi hành án phải chịu phí thi hành án?
17.                        Bình luận các quy định pháp luật THADS về tố cáo và giải quyết tố cáo về THADS?
18.                        Phân biệt tố cáo về THADS với khiếu nại về THADS?
19.                        Phân biệt đối tượng của khiếu nại về THADS với đối tượng của khiếu nại hành chính?
20.                        Phân tích các trường hợp khiếu nại không được giải quyết theo quy định tại Điều 141Luật THADS?
21.                        Những bản án, quyết định được đưa ra thi hành theo quy định của Luật Thi hành án dân sự?
22.                        Phần bản án, quyết định được đưa ra thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, hành chính ? Nêu ví dụ minh họa ?
23.                        Mối liên hệ giữa Luật thi hành án dân sự và Luật tố tụng dân sự ?
24.                        Mối liên hệ giữa biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự ?
25.                        Nêu những nội dung cơ bản của thủ tục áp dụng biện pháp bảo đảm Phong tỏa tài khoản ?
26.                        Nêu những nội dung cơ bản của thủ tục áp dụng biện pháp bảo đảm Tạm giữ tài sản, giấy tờ ?
27.                        Nêu những nội dung cơ bản của thủ tục áp dụng biện pháp bảo đảm Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản ?
28.                        Nêu những nội dung cơ bản của thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án?
29.                        Nêu những nội dung cơ bản của thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án ?
30.                        Nêu những nội dung cơ bản của thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản do người thứ ba giữ ?
31.                        Nêu những nội dung cơ bản của thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế Khai thác tài sản của người phải thi hành án ?
32.                        Nêu những nội dung cơ bản của thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ ?
33.                        Nêu những nội dung cơ bản của thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định?
34.                        Nêu những nguyên tắc cơ bản của Luật thi hành án dân sự ?
35.                        Nêu, phân tích vai trò của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án dân sự ?
36.                        Nêu và phân tích thẩm quyền của cơ quan quản lý thi hành án dân sự ?
37.                        Nêu và phân tích thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW ?
38.                        Nêu và phân tích thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ?
39.                        Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Thi hành án dân sự ?
40.                        Phân tích quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án ?
41.                        Phân tích quyền và nghĩa vụ của người phải thi hành án ?
42.                        Phân tích quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự ?
43.                        Nêu và phân tích thẩm quyền của cơ quan thi hành án trong quân đội ?
44.                        Nêu nhiệm vụ, quyền hạn và sự phối hợp của trại giam trong thi hành án dân sự ?
45.                        Trình bày cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý thi hành án dân sự ?
46.                        Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án dân sự ?
47.                        Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong thi hành án dân sự ?
48.                        Nêu và phân tích các phương pháp điều chỉnh của Luật thi hành án dân sự ?
49.                        Việc phong tỏa tài khoản tại ngân hàng được tổ chức thực hiện như thế nào ?
50.                        Nêu thủ tục lập vi bằng của Thừa phát lại ?
51.                        Quyền hạn của Thừa phát lại trong thi hành án dân sự ?
52.                        Nêu và phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự ?
53.                        Nêu và phân tích hai trường hợp ra quyết định thi hành án ?
54.                        Nêu và phân tích nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ?
55.                        Trình bày vai trò của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thi hành án dân sự ?
56.                        Phân tích nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định ?
57.                        Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ?
58.                        Phân tích nguyên tắc thỏa thuận thi hành án ?
59.                        Phân tích nguyên tắc tiếng nói và chữ viết trong thi hành án dân sự ?
60.                        Phân tích nguyên tắc tự nguyện và cưỡng chế thi hành án dân sự ?
61.                        Phân tích nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ?
62.                        Phân tích nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên ?
63.                        Phân tích nguyên tắc giám sát và kiểm sát việc thi hành án ?
64.                        Nêu các căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án ?
65.                        Nêu các căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ trong tài khoản ?
66.                        So sánh biện pháp khấu trừ trong tài khoản với biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án ?
67.                        Hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án dân sự ?
68.                        Phân tích tính dân sự của pháp luật thi hành án dân sự ?
69.                        Phí và lệ phí thi hành án dân sự ?
70.                        Phân tích điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước ?
71.                        Quy định về thủ tục khiếu nại trong thi hành án dân sự có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo đảm quyền và lợi ích của những chủ thể có liên quan ?
72.                        Khiếu nại và tố cáo trong thi hành án dân sự có sự khác biệt như thế nào ?
73.                        Tố cáo và vai trò của tố cáo trong thi hành án dân sự ?
74.                        Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự được thể hiện như thế nào trong các quy định về thủ tục khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự ?
75.                        Nêu và phân tích các hình thức khiếu nại trong thi hành án dân sự ?
76.                        Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong thi hành án dân sự ?
77.                        Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ tư pháp trong thi hành án dân sự ?
78.                        Bản án hoặc quyết định nào của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay theo quy định của luật thi hành án dân sự? Tại sao lại cần được đưa ra thi hành hành ngay?
79.                        Xã hội hóa thi hành án dân sự là gì ? Tại sao lại cần thiết phải xã hội hóa thi hành án dân sự ?
80.                        Vai trò của Luật thi hành án dân sự ?
81.                        Nhiệm vụ của Luật thi hành án dân sự ?
82.                        Lịch sử hình thành và phát triển của thi hành án dân sự và luật thi hành án dân sự tại Việt Nam ?
83.                        Miễn giảm nghĩa vụ thi hành án là gì ? Tại sao lại có chủ trương miễn giảm nghĩa vụ thi hành án ?
84.                        Bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án là gì ? Những đối tượng được hưởng sự bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước ?
85.                        Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên tại Việt Nam hiện nay ?
86.                        Hành vi và thẩm quyền xử phạt hành chính trong thi hành án dân sự ?
87.                        Quyền kháng nghị và trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự ?
88.                        Nêu và phân tích quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại trong thi hành án dân sự ?
89.                        Nêu, phân tích quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại trong thi hành án dân sự ?
90.                        Nêu và phân tích quyền, nghĩa vụ của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự ?
91.                        Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai ?
92.                        Nêu và phân tích các loại nguồn của luật thi hành án dân sự Việt Nam ?
93.                        Tại sao luật thi hành án dân sự Việt Nam là loại nguồn quan trọng và chủ yếu nhất ?
94.                        Nêu thủ tục thi hành quyết định về phá sản ?
95.                        Nêu thủ tục thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm ?
96.                        Nêu thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ?
97.                        Nêu và phân tích thủ tục tiêu hủy vật chứng, tài sản ?
98.                        Trình bày thủ tục thu án phí, tiền phạt, trả lại tiền, tài sản cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù ?
99.                        Nêu và phân tích thủ tục cưỡng chế trả nhà, giao nhà.
100.                   Nêu và phân tích thủ tục cưỡng chế trả vật.
101.                   Nêu và phân tích thủ tục cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất.
102.                   Nêu và phân tích thủ tục cưỡng chế giao, trả giấy tờ.
103.                   Trình bày các loại tài sản pháp luật quy định không được kê biên trong thi hành án dân sự ? Tại sao các loại tài sản trên không được kê biên ?
104.                   Nêu và phân tích biện pháp kê biên, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ ?
105.                   Nêu và phân tích việc kê biên vốn góp ?
106.                   Theo anh (chị) mức trừ vào thu nhập của người phải thi hành án hiện nay có hợp lý hay không ? Lý do ?
107.                   Phân tích các căn cứ của chấm dứt phong tòa tài khoản ?
108.                   Nêu và phân tích việc xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án?
109.                   Các loại chi phí cưỡng chế thi hành án ?
110.                   Trình bày kế hoạch cưỡng chế thi hành án ?
111.                   Phân tích các căn cứ cưỡng chế thi hành án dân sự ?
112.                   Trình bày thẩm quyền, thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước ?
113.                   Điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước ?
114.                   Trình bày thẩm quyền và thủ tục ủy thác thi hành án dân sự ?
115.                   So sánh thời hạn tự nguyện thi hành án trong pháp lệnh thi hành án dân sự 2004, Luật thi hành án dân sự 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung luật thi hành án dân sự 2014 ?
116.                   Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án ?
117.                   Căn cứ xác định việc chưa có điều kiện thi hành án dân sự ?
118.                   Thông báo về thi hành án là gì ? Các phương thức thông báo đang được áp dụng ?
119.                   Thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp huyện ?
120.                   Thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp tỉnh ?
121.                   Thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp quân khu ?
122.                   So sánh thẩm quyền thi hành án theo lãnh thổ với thẩm quyền thi hành án theo cấp ?
123.                   Thời hiệu thi hành án là gì ? Tại sao pháp luật lại quy định thời hiệu thi hành án dân sự ?
124.                   Mối quan hệ giữa luật thi hành án dân sự, luật dân sự và luật tố tụng dân sự
125.                   Thủ tục tiếp nhận và từ chối thi hành án dân sự hiện nay ?
126.                   Quan điểm cho rằng: “Luật thi hành án dân sự ra đời đã khẳng định vị thế của cơ quan thi hành án dân sự”. Bằng hiểu biết của mình, chứng minh quan điểm trên ?
127.                   Nêu và phân tích những nhược điểm của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ?
128.                   So sánh địa vị pháp lý giữa Chấp hành viên với Thừa phát lại trong thi hành án dân sự ?
129.                   Thủ tục chuyển giao và tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ?
130.                   Thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thi hành án dân sự ?

PHẦN BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Bài tập 1

Trong một vụ án ly hôn giữa C và D, C được nhận toàn bộ tài sản của hai vợ chồng là căn nhà 7 tầng giá trị 6 tỷ và C phải thanh toán cho D số tiền chênh lệch tài sản là 3 tỷ và phải cấp dưỡng nuôi cháu E là 3 triệu/tháng cho D. D có đơn yêu cầu thi hành án về khoản tiền C phải trả cho D là 3 tỷ và khoản cấp dưỡng nuôi con. Sau khi ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu, Chấp hành viên M đã xác minh được hiện C là bác sĩ bệnh viện K có mức lương hàng tháng là 7 tr, tiền phụ cấp là 2.2 tr. Tài sản của C gồm 1 chiếc xe máy trị giá 55 tr và căn nhà C đang ở có giá trị 6 tỷ. Hết thời gian tự nguyện C không tự nguyện thi hành án.
Câu hỏi: Lựa chọn biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với C ?

Bài tập 2
Bản án dân sự số 01/DS-ST tuyên ông A phải trả nợ cho bà B số tiền là 660 triệu. Xác minh tài sản của ông A thì thấy hiện ông A đang là chuyên viên thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái có mức lương là 8 triệu/tháng. Tài sản hiện nay thì ông A có một căn nhà có giá trị khoảng 1,8 tỷ, trong nhà ông có một ti vi LG 60 inch còn khoảng 80% giá trị sử dụng, một xe ô tô Morning có giá trị khoảng 320 triệu hàng ngày ông sử dụng để đi làm. Ngoài ra, ông A không còn tài sản nào khác. Chấp hành viên M ra quyết định khấu trừ 30% mức lương của ông A để thi hành án.
Câu hỏi: Hãy nhận xét việc làm của Chấp hành viên M ?

Bài tập 3
L gửi đơn yêu cầu Chi cục THÁDS quận CG thi hành bản án số 118/DSPT buộc D phải hoàn trả căn nhà 4 tầng diện tích 112m2 tại đường Tô Hiệu. Sau khi Chi cục THÁDS quận CG tiến hành kê biên và hoàn trả căn nhà cho L thì L cố ý không nộp phí thi hành án số tiền 193tr.
Câu hỏi: Chi cục THÁDS quận CG sẽ phải xử lý như thế nào trong tình huống trên ?

Bài tập 4
UBND huyện B ban hành quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép của ông X và bị ông X khiếu nại đến Chủ tịch UBND. Tuy nhiên, kết quả giải quyết theo hướng bác yêu cầu khiếu nại của ông X và giữ nguyên quyết định tháo dỡ công trình. Không đồng ý với việc giải quyết của Chủ tịch UBND huyện B, ông X đã khởi kiện vụ án hành chính đến Tòa án. Tòa án đã tuyên hủy quyết định cưỡng chế tháo dỡ của UBND huyện B và UBND huyện B có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông X là 40 triệu.
Câu hỏi: Cơ quan THÁDS có quyền thi hành án trong trường hợp này không ?

Bài tập 5
Đương sự yêu cầu thi hành án đối với bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang. Vụ việc này đã do Tòa án nhân dân huyện Bắc Mê xét xử sơ thẩm.
Câu hỏi: Cơ quan THÁDS tại đâu có thẩm quyền thụ lý và giải quyết yêu cầu thi hành án của đương sự ?

Bài tập 6
Tòa án quận Gò Vấp, tp.HCM tuyên Nguyễn Văn Dũng cư trú tại phường Hà Sơn, quận Gò Vấp phải nộp tiền án phí là 5 triệu và tiền phạt là 1 tỷ. Qua xác minh sơ bộ được biết Dũng đã chuyển vào quận 10, tp.HCM để làm ăn sinh sống. Tại địa phương Dũng không có bất kỳ tài sản nào. Căn cứ biên bản xác minh, Chi cục THÁDS quận Gò Vấp đã ủy thác việc thi hành án đến Chi cục THÁDS quận 10 để tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, Chi cục THÁDS quận 10, đã hoàn trả lại hồ sơ ủy thác cho Chi cục THÁDS Gò Vấp.
Câu hỏi: Anh (chị) hãy nêu rõ lý do Chi cục THÁDS quận 10 trả lại hồ sơ ủy thác thi hành án ?

Bài tập 7
Theo bản án hình sự sơ thẩm thì A phải nộp 3 triệu án phí hình sự sơ thẩm, 40 triệu tiền phạt và 300 triệu tiền thu lời bất chính để sung công. Quá trình thi hành án, Cơ quan THÁDS đã thu được 80 triệu tiền thu lời bất chính và nộp sung công quỹ nhà nước. Sau đó, Phong không có điều kiện để thi hành án nữa.
Câu hỏi: Chấp hành viên sẽ phải giải quyết như thế nào trong trường hợp này ?

Bài tập 8
Bản án tuyên doanh nghiệp A phải trả cho doanh nghiệp B số tiền 4,8 tỷ. Sau khi bản án có hiệu lực, doanh nghiệp B đã làm đơn yêu cầu thi hành án. Sau đó, doanh nghiệp B có văn bản từ bỏ quyền lợi đối với số tiền trên và không yêu cầu doanh nghiệp A phải tiếp tục thi hành nghĩa vụ trên.
Câu hỏi: Cơ quan THÁDS sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp này ?
Bài tập 9
Bản án ngày 15/6/2014 của Tòa án tỉnh NĐ tuyên C phải trả H 5 tỷ và lãi suất chậm thi hành án theo quy định của pháp luật. Sau khi H có đơn yêu cầu thi hành án, ngày 28/7/2014, Cục THÁDS tỉnh NĐ ra Quyết định thi hành án. Ngày 04/8/2014, C đến Cục THÁDS nộp đủ số tiền 5 tỷ và lãi suất chậm thi hành án.
Câu hỏi: Việc THÁDS được xác định kết thúc từ thời điểm nào ?

Bài tập 10
Bản án dân sự phúc thẩm của Tòa án tp.H, tuyên ông A phải trả cho bà B 10 tỷ và lãi suất chậm thi hành án. Bà B có đơn yêu cầu thi hành khoản 10 tỷ và lãi suất chậm thi hành án. Chi cục THÁDS tp.H đã ra quyết định thi hành án đối với đơn yêu cầu của bà B. Tuy nhiên, sau đó bà B lại có đơn đề nghị Chi cục THÁDS tp.H không thi hành án khoản 10 tỷ và lãi suất chậm thi hành án nữa.
Câu hỏi: Chi cục THÁDS tp.H sẽ phải giải quyết như thế nào và hậu quả pháp lý sau đó ?

Bài tập 11
Bản án dân sự sơ thẩm ngày 30/6/2009 của Tòa án tỉnh B tuyên ông T phải trả bà C 300 triệu và lãi suất chậm thi hành án. Bà C có đơn yêu cầu thi hành án, Cục THÁDS tỉnh B đã ra quyết định thi hành án, ông T đã trả cho bà C 250 triệu. Bà C sau đó có đơn yêu cầu không tiếp tục thi hành án khoản 50 triệu và lãi suất chậm thi hành án nữa.
Câu hỏi: Cục THÁDS tỉnh B sẽ phải giải quyết như thế nào và hậu quả pháp lý sau đó ?

Bài tập 12
Bản án dân sự phúc thẩm ngày 20/3/2014 của Tòa án tỉnh Yên Bái tuyên: ông A phải trả cho bà B 50 triệu, bà C 60 triệu, bà D 80 triệu, bà E 90 triệu và lãi suất chậm thi hành án. Sau đó, bà B, C, D, E có đơn yêu cầu thi hành án. Cục THÁDS đã ra quyết định thi hành án. Quá trình thi hành án, bà E có đơn không yêu cầu thi hành án nữa.
Câu hỏi: Cục THÁDS sẽ phải giải quyết như thế nào và hậu quả pháp lý sau đó ?

Bài tập 13
Ông A bị tòa án tuyên buộc phải bồi thường 2 tỷ cho ông B. Ông A và ông B thỏa thuận, ông A gán toàn bộ nhà 3 tầng có diện tích 35m2 (định giá 3,5 tỷ) là tài sản chung của vợ chồng ông A, còn ông B trả lại ông A 1,5 tỷ.
Câu hỏi: Chấp hành viên có chấp nhận sự thỏa thuận này hay không ? Tại sao ?

Bài tập 14
Công ty M phải bồi thường cho công ty N là 20 tỷ. Sau đó, công ty N có đơn yêu cầu thi hành án. Trong quá trình giải quyết thi hành án, giám đốc công ty M và giám đốc công ty N đã tự thỏa thuận với nhau trả tiền riêng cho nhau thông qua tài khoản bí mật.
Câu hỏi: Thỏa thuận của hai giám đốc trên có được cơ quan THÁDS chấp nhận không ? Tại sao ?

Bài tập 15
Bản án tuyên trường tiểu học M phải trả cho ông A số tiền 900 triệu. Hàng tháng ngân sách nhà nước cấp cho trường tiền lương cho cán bộ, công chức và chi phí khác phục vụ cho công tác đào tạo là 140 triệu. Trường M còn có 40 bộ máy tính có giá trị khoảng 260 triệu và 1 ô tô có giá khoảng 350 triệu và những tài sản này đều do ngân sách cấp để phục vụ công tác đào tạo của trường.
Câu hỏi: Chấp hành viên được phép kê biên tài sản nào ?

Bài tập 16
Do lo ngại nhà ông B xây dựng cao tầng ngay bên cạnh sẽ gây ảnh hưởng đến ngôi nhà của mình, nên ông A muốn lập một văn bản ghi nhận sự kiện trước khi ông B đào móng.
Câu hỏi: Ông B sẽ phải yêu cầu Luật sư hay Chấp hành viên trong trường hợp này ? Tại sao ?

Bài tập 17
Bản án tuyên ông A phải trả cho ông B số tiền 3 tỷ. Ông B đã làm đơn yêu cầu thi hành án. Do là thi hành án theo dạng theo đơn yêu cầu nên phía cơ quan THÁDS yêu cầu ông B cũng cấp thông tin về thu nhập của ông A. Qua thông tin tìm hiểu ông B được biết ông A có tài khoản tại ngân hàng Z. Ông A đã tự xác minh nhưng không thành công do phía ngân hàng Z từ chối hợp tác với ông A.
Câu hỏi: Ông B có thể nhờ chủ thể nào tiến hành xác minh thông tin tài khoản của ông A ?

Bài tập 18
Bản án sơ thẩm dân sự tuyên B phải trả cho A 100 triệu. Sau khi bản án có hiệu lực, A mong muốn bản án được thi hành. Do không am hiểu pháp luật nên A đến nhờ Luật sư giúp đỡ.
Câu hỏi: Là Luật sư, anh (chị) sẽ tư vấn cho A thực hiện bản án này bằng những cách thức gì ? Theo anh (chị) cách thức nào sẽ hiệu quả nhất và tại sao ?

Bài tập 19
Bản án phúc thẩm dân sự số 02/2016 hủy bản án dân sự sơ thẩm số 10/2015 tuyên B phải bồi thường cho A 500 triệu. Sau khi ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu và đang trong quá trình thi hành án thì bản án trên bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Quyết định giám đốc thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy.
Câu hỏi: Chấp hành viên phải giải quyết như thế nào trong trường hợp trên ?

Bài tập 20
Bản án dân sự sơ thẩm 04/2014 tuyên buộc A phải bồi thường cho B 900 triệu. Sau đó, B có đơn yêu cầu thi hành án. Trong quá trình thi hành án  thì A không còn khả năng thi hành án. A mới chỉ thực hiện được nghĩa vụ 200 triệu. Còn lại số tiền 700 triệu thì A không còn khả năng thực hiện.
Câu hỏi: Anh (chị) sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp này ?

Bài tập 21
Sau khi bản án sơ thẩm kinh doanh thương mại có hiệu lực, A nộp đơn yêu cầu thi hành án đối với B. Đồng thời khi nộp đơn yêu cầu thi hành án, A còn làm văn bản yêu cầu Cơ quan THÁDS áp dụng biện pháp bảo đảm phong tỏa tài khoản của B và kèm theo văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của B.
Câu hỏi: Cơ quan THÁDS sẽ phải giải quyết như thế nào trong trường hợp này ?

Bài tập 22
Sau khi Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ chiếc ô tô và giấy đăng ký phương tiện của B ­- người phải thi hành án, thì A - người được thi hành án tiếp tục yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, cưỡng chế trả vật, chuyển quyền sử dụng đất.
Câu hỏi: Cơ sở nào áp dụng biện pháp cưỡng chế trên ?

Bài tập 23
Bản án dân sự phúc thẩm buộc B phải trả cho A số tiền 700 triệu. Sau khi ra quyết định thi hành án theo đơn, Chấp hành viên K được phân công và đã tổ chức xác minh điều kiện thi hành án của B. Kết quả cho thấy, B không có bất cứ tài sản nào đáng giá để thi hành án, thu nhập cũng thất thường không ôn định. Tài sản duy nhất của B có được là căn nhà đang ở với giá trị ước tính khoảng 3 tỷ đồng.
Câu hỏi: Chấp hành viên K có thể kê biên ngôi nhà trên của B hay không ? Tại sao ?

Bài tập 24
Bản án dân sự phúc thẩm số 03/2015 tuyên buộc B phải trả cho A số tiền 4 tỷ. A có đơn yêu cầu thi hành án. Thủ trưởng cơ quan THÁDS ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu và phân công Chấp hành viên P chịu trách nhiệm tổ chức thi hành bản án đó. Tuy nhiên, khi Chấp hành viên P gặp mặt người phải thi hành án B, thì B đã từ chối làm việc và yêu cầu Thủ trưởng cơ quan THÁDS phải thay đổi Chấp hành viên P với lý do, Chấp hành viên P đã từng tham gia với tư cách người làm chứng trong vụ án giữa A và B. Thủ trưởng cơ quan THÁDS từ chối yêu cầu thay đổi Chấp hành viên P của B.
Câu hỏi: Nhận xét quyết định của Thủ trưởng cơ quan THÁDS ? Tại sao ?

Bài tập 25
Bản án dân sự sơ thẩm tuyên A phải trả cho B số tiền 20 tỷ. B có đơn yêu cầu thi hành án. Chấp hành viên đã quy định cho các bên thời hạn 10 ngày để tự nguyện thi hành án. Kết thúc thời hạn tự nguyện, A vẫn không chịu thi hành nghĩa vụ nên Chấp hành viên đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ và sau đó quyết định cưỡng chế kê biên ngôi nhà của A. Trong quá trình cưỡng chế kê biên ngôi nhà thì A lại thỏa thuận được với B với nội dung A sẽ trả dần số tiền phải thi hành án cho B. Cụ thể hai bên thỏa thuận A sẽ trả mỗi tháng 1 triệu cho B, cho đến khi hết số tiền 20 tỷ.
Câu hỏi: Chấp hành viên có chấp nhận thỏa thuận giữa hai bên hay không ? Tại sao ?

Bài tập 26
A phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án cho B và cả hai đều cư trú tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Để gây khó khăn cho quá trình thi hành án, A đã ủy quyền thực hiện nghĩa vụ thi hành án cho K hiện đang cư trú tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Việc ủy quyền thực hiện nghĩa vụ thi hành án giữa A và K được lập thành văn bản và đã được công chứng tại Phòng công chứng số 1 huyện Tuần Giáo. Khi Chấp hành viên đến yêu cầu A làm việc thì A đưa ra văn bản ủy quyền công chứng và yêu cầu Chấp hành viên phải làm việc với K.
Câu hỏi: Chấp hành viên sẽ phải giải quyết như thế nào trong trường hợp này ?

Bài tập 27
Bản án Dân sự phúc thẩm buộc A phải trả cho B số tiền 600 triệu đồng. Sau khi B có đơn yêu cầu thi hành án, Chấp hành viên C được phân công giải quyết việc thi hành án theo đơn trên. Tuy nhiên, trong quá trình xác minh thì Chấp hành viên C không thể xác minh được địa chỉ và tài sản của A.
Câu hỏi: Chấp hành viên sẽ phải ra quyết định gì trong trường hợp này ? Tại sao ?

Bài tập 28
Bản án sơ thẩm kinh doanh thương mại buộc M phải trả N số tiền 400 triệu đồng. Sau khi N có đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan THÁDS đã ra quyết định thi hành án theo đơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc thông báo về thi hành án thì M từ chối không nhận các thông báo của cơ quan THÁDS.
Câu hỏi: Người thực hiện việc thông báo phải giải quyết như thế nào trong tình huống này ?

Bài tập 29
A phải thực hiện nghĩa vụ trả cho B chiếc xe ô tô và giấy tờ xe theo bản án dân sự sơ thẩm số 02/2014. Tuy nhiên, ngay sau khi bản án có hiệu lực, A đã bán chiếc xe ô tô cho M. Số tiền từ việc bán xe, A không dùng để thực hiện nghĩa vụ thi hành án cho B.
Câu hỏi: Chấp hành viên sẽ phải giải quyết như thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho B ?

Bài tập 30
Bản án Dân sự sơ thẩm tuyên A phải trả cho B số tiền 40 triệu đồng và trả cho C chiếc xe ô tô 4 chỗ. Hai ngày sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, B và C đều có đơn yêu cầu thi hành án.
Câu hỏi: Thủ trưởng cơ quan THÁDS sẽ phải ra mấy quyết định thi hành án trong trường hợp này ?


Bài viết phổ biến