Saturday, June 18, 2016

Tính đa dạng pháp luật các nước asean

Asean hiện nay đang ở thời điểm chuyển giai đoạn quan trọng hướng tới thiết lập cộng đồng khu vực vào năm 2015. Đây là một nổ lực mới mang tính lịch sử nhằm biến Asean từ một hiệp hội mang tính lỏng lèo thành một tổ chức hợp tác liên chính phủ chặt chẽ với mức độ liên kết cao hơn trên cơ sở pháp lý của một bản hiến chương chung. Giai đoạn chuyển đổi này đang có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi mỗi nước thành viên phải cố gắng vượt qua trong đó có việc hài hòa hệ thống chính sách pháp luật. trong khuôn khổ bài viết này chỉ tập trung xem xét tính thống nhất đa dạng đến quá trình hài hóa về chính trị, văn hóa – xã hội của ASEAN, từ đó bước đầu đưa ra một vài gợi ý chính sách.

Các nước Asean nằm ở khu vực đông nam á với diện tích 4.5 triệu km2, dân số trên 550 triệu người và GDP năm 2007 đạt khoảng 1.100 tỷ USD. Do môi trường thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nằm ở vị trí địa lý – chiến lược, lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên nên từ xa xưa các dân tộc tại khu vực này đã chia sẻ những nét tương đồng về văn hóa. Đó là nền văn minh lúa nước và chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai luồng văn hóa lớn là Ấn Ddoooj và Trung Hoa. Từ thời Trung đại trở đi, khu vực này là điểm đến của cả người Ả Tập, Ba Tư. Thông qua thương mại và truyền giáo, lỗi sống văn hóa vật chất và tình thần của các vùng miền, các dân tộc trên thế giới , nhất là các tôn giáo lớn như phật giáo, Hinđu giáo, Khổng giáo, Hồi giáo đã lần lượt được du nhập và trở thành những bộ phận chính cấu thành nên bản sắc văn hóa của Đông Nam Á. Cho mãi trới ngày nay, những luật tục của các tôn giáo này vẫn còn được lưu lại, thậm chí ở một số nước vẫn được nhà nước chấp nhận cho phép song hành với luật chung của quốc gia VD như luật Sharai hay Adat ở Malaixia và Indonexia).
Dưới thời cai trị của phương Tây, các nước Đông Nam Á lần nữa lại diễn ra sự biến đổi lớn về văn hóa và chính trị bắng việc du nhập đạo thiên chúa giáo, hệ thống pháp luật và chế độ học đường của người Châu Âu. Chính nền văn hóa của phương Tây đã làm thay đổi diện mạo, chế độ chính trị và cơ cấu của nền kính tế Đông Nam Á. Làm cho kh vực này nhanh chóng hội nhập vào hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại, nhất là thương mại, vừa làm cho tăng cả những twuong đồng lẫn khác biệt giữa họ với nhau. Nếu như trước đây ở Đông Nam Á chỉ mới có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Khổng giáo và Hồi giáo thì từ thế kỷ XVI trở đi có thêm Thiên chúa giáo. Hơn nữa hệ thống pháp luật châu âu ( bao gồm luật chung – common Law và luật dân sự - Civil Law) được  áp dụng tộng khắp ở các nước này thay thế các luật bản địa truyền thống. tuy vậy ở mỗi nước thuộc địa áp dụng những bộ luật khác nhau, Vd như thuộc địa của Anh như Xingapo, Malaixia và Brunaay thì áp dụng Luật Chung, còn ở các nước thuộc địa của Pháp Tây ban nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan ) như ở Việt Nam, Lào , Campuchia, …..lại nghiêng về luật Dân sự của napoleoon; còn thái lan thì có sự pha trộn giữa luật chung và luật dân sự
Dưới thời chiến tranh, đông nam á là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn trục tam giác chiến lược mỹ - trung- xô và là điểm nóng gay gắt nhất trong cuộc đối đầu nữa hai cực liên xô và mỹ. tác động của sự phân cực trên làm cho đông nam á chia thành hai chiến tuyến đối lập nhau vế chính trị và tư tưởng. một bên là các nước đi theo liên xô xã hội chủ nghĩa ( gồm 3 nước Đông Dương là Việt Nam, lào và campuchia) và bên kia là các nước Asean ban đầu gồm ( Thái Lan, Malaixia, Philipin, Xingapo và Brunay). Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Điều này thể hiện tính phát triển không đồng đều, tính đa dạng về chính trị xã hội vốn tồn tại từ lâu, lại được củng cố dưới thời chiến tranh lạnh.
Từ đầu những năm 90, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, đông nam á trwor thành nơi hội tụ của những nỗ lực hợp tác và liên kết khu vực sau khoảng 30 năm tồn tại và phát triển, Asean 6 thành Asean với 10 thành viên vào năm 1999 hơn nữ Asean về cơ bản đã hoàn thành AFTA – nấc thang dấu của tiến trình khu vực hóa và đang hướng tới hình thành cộng đồng asean với 3 trụ cột là cộng đồng an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng dồng văn hóa – xã hội năm 2015. Mục tiêu xây dựng cộng đồng asean ( AC) là nhằm tạo ra cho khu vực các nước đông nam á một môi trường hòa bình, ổn định, lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và văn hóa, tạo dựng một thị trường thống nhất…..Chịu sự tác động sâu sắc của di sản truyền thống “thống nhất tron đa dạng” hay “ tương đồng trong khác biệt” của Đông Nam Á.

Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau qua báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội
Mỗi quốc gia ASEAN với những đặc điểm riêng về lịch sử, truyền thống, địa lí, thành phần dân cư, trình độ phát triển kinh tế, chính trị, tôn giáo... là nền tảng tạo nên sự đa dạng về xã hội và hệ thống pháp luật cho khu vực này. Tuy nhiên, trong sự đa dạng đó vẫn có những điểm tương đồng nhất định. Sự giao lưu và tiếp biến giữa các nền văn hoá, những điểm tương đồng về lịch sử, truyền thống dân tộc của các quốc gia trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hệ thống pháp luật ở khu vực này có những điểm giống nhau. Hơn thế, chúng ta không chỉ tìm thấy nhiều điểm tương đồng giữa các hệ thống pháp luật này mà còn tìm thấy nhiều điểm tương đồng giữa chúng với các hệ thống pháp luật bên ngoài khu vực Đông Nam Á. Nếu dựa vào cách phân loại của các học giả luật so sánh trên thế giới, chúng ta sẽ thấy việc xác định dòng họ của các hệ thống pháp luật ở các nước ASEAN khá thú vị Theo đó, phần lớn hệ thống pháp luật của các quốc gia này chứa đựng các yếu tố của hai hoặc nhiều dòng họ pháp luật. Nói cách khác, pháp luật các nước ASEAN chứa đựng tất cả những yếu tố của các dòng họ của các hệ thống pháp luật trên thế giới.
Civil law được tiếp nhận ở nhiều nước ASEAN chủ yếu gắn liền với quá trình xâm chiếm thuộc địa của các nước châu âu lục địa đối với các quốc gia này. Trừ Thái Lan, luật chịu ảnh hưởng của dòng họ Civil law là Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia và Philippines đều đã từng là thuộc địa của các nước thuộc lục địa châu âu là Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha.
Việt Nam, Lào và Campuchia là những nước thuộc địa của Pháp trong thời gian dài trước khi giành được độc lập. Chính sách thuộc địa của Pháp ở Đông Dương đã làm cho hệ thống pháp luật của ba nước này tiếp nhận pháp luật của Pháp theo cách thức bắt buộc. Chẳng hạn, ở Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc, bên cạnh hệ thống pháp luật của các hoàng đế Nam triều, các toà án của Pháp vẫn áp dụng pháp luật của Pháp đối với "người Pháp và những ngoại kiều được biệt đãi như người Pháp, người Việt Nam sinh ra ởvùng đất thuộc địa dù đang sống ở đâu trên đất Việt Nam". Ngay cả sau khi đã giành được độc lập và thậm chí đã xây dựng hệ thống pháp luật theo mô hình pháp luật XHCN như ở Việt Nam và Lào, những nhân tố của hệ thống pháp luật Pháp về kỹ thuật pháp lí, hệ thống khái niệm cơ bản và cấu trúc của pháp luật vẫn tiếp tục được duy trì. Indonesia là quốc gia trong khu vực nằm dưới sự cai trị của Hà Lan hơn 300 năm (từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII). Người Hà Lan tiến hành thuộc địa hoá quần đảo Indonesia lần đầu trong khoảng 200 năm. Sau đó vùng đất này được chuyển giao cho người Pháp khi quân đội của Napoleọn Bonaparte lật đổ chính phủ Hà Lan. Sau gần 10 năm dưới sự cai trị của người Pháp và 4 năm dưới sự cai trị của người Anh đầu thế kỉ XIX, Indonesia lại chịu sự kiểm soát của Hà Lan lần thứ hai trong suốt hơn 100 năm (1816- 1942) đến khi quân đội Nhật Bản xâm chiếm vùng đất này trong Đại chiến thế giới lần thứ II. Quá trình thuộc địa hoá của các nước này đã làm cho pháp luật lndonesia bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi pháp luật Châu Âu lục địa, đặc biệt là pháp luật của Hà Lan. Nhiều đạo luật của Indonesia được xây dựng dựa vào luật của Hà Lan, chẳng hạn pháp luật thương mại của Indonesia chịu ảnh hưởng rất lớn từ Bộ luật thương mại năm 1847 của Hà Lan.
Gần 4 thế kỉ (từ năm 1521 đến 1898 là thuộc địa của người Tây Ban Nha đã làm cho hệ thống pháp luật Philippines chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi civil law của hệ thống pháp luật châu âu lục địa. Pháp luật của Tây Ban Nha đã được áp dụng ở Philippines thông qua các sắc lệnh của Hoàng gia Tây Ban Nha hoặc thông qua việc ban hành các đạo luật dành riêng cho quần đảo này hoặc các đạo luật được áp dụng chúng cho tất cả các vùng thuộc địa của Tây Ban Nha. Nhiều bộ luật của Tây Ban Nha có hiệu lực ở Philippines như Bộ luật hình sự năm 1870, Bộ luật thương mại năm 1886 , Luật về hôn nhân năm 1870... Thái Lan là quốc gia duy nhất trong các nước ASEAN không trải qua chế độ thuộc địa. Tuy nhiên, trong suốt thế kỉ XIX, để duy trì chủ quyền lãnh thổ của mình, Thái Lan đã kí kết hàng loạt các hiệp định song phương với các quốc gia phương Tây nhằm phát triển quan hệ thương mại. Các hiệp định song phương này đã giúp cho Thái Lan mở cửa thị trường với các nước phương Tây. Sự thay đổi về thương mại đã kéo theo sự thay đổi về xã hội và pháp luật. Vì thế, hệ thống pháp luật Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi pháp luật các nước phương Tây, đặc biệt là pháp luật của Châu Âu lục địa. Đầu thế kỉ XX, Thái Lan tiến hành cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp. Người Thái đã tiếp nhận hệ thống triết lí pháp luật, tổ chức toà án và tố tụng của pháp luật Châu Âu và xem pháp luật của Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Anh, Ý và Nhật Bản là những mô hình cho việc xây dựng pháp luật của mình. Hàng loạt các bộ luật của Thái Lan đã được ban hành theo mô hình pháp luật của các nước này như Bộ luật hình sự năm 1908, Bộ luật dân sự và thương mại năm 1925; Bộ luật tố tụng dân sự năm 1933, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1935.

Các nước ASEAN có hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của dòng họ Common law bao gồm: Malaysia, Singapore, Brunei, Myanmar, Philippines. Giống như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, sự ảnh hưởng của Common law ở các quốc gia Đông Nam Á chủ yếu gắn liền với quá trình thuộc địa hoá của Anh hoặc sự ảnh hưởng của Mỹ.
Quá trình thuộc địa hoá của Anh đối với các vùng lãnh thổ của Malaysia đã tạo điều kiện cho pháp luật Anh được áp dụng ở đây. Năm 1786 người Anh thiết lập được sự kiểm soát đầu tiên ở Penang - vùng lãnh thổ khá rộng lớn của Malaysia. Sau đó, người Anh đã từng bước thực hiện sự kiểm soát đối với các vùng đất khác. Các hiệp ước được ki kết giữa Anh và Hà Lan (năm 1824 và năm 1891) cùng với những hiệp ước được Anh kí với các vương quốc Hồi giáo khác ở vùng đất này đã giúp cho người Anh dần kiểm soát được toàn bộ các vùng lãnh thổ của Malaysia. Gắn liền với quá trình kiểm soát các vùng lãnh thổ của Malaysia, pháp luật của Anh được tiếp nhận vào Malaysia bằng nhiều hình thức khác nhau mà chủ yếu là thông qua các thẩm phán và các nhà lập pháp. Theo đó, các thẩm phán áp dụng các nguyên tắc pháp luật của Anh trong quá trình xét xử vụ việc, các nhà làm luật khi soạn thảo và ban hành các đạo luật đã đưa các nguyên tắc pháp luật đã được các thẩm phán áp dụng vào trong các đạo luật. Ngoài ra, việc các luật gia được đào tạo theo truyền thống của Anh và tiếng Anh được xem là ngôn ngữ phổ biến trong hoạt động của bộ máy nhà nước cũng là những nhân tố làm cho Malaysia dễ dàng tiếp nhận pháp luật Anh. Hệ thống pháp luật của Singaporẹ, mang những đặc điểm của hệ thống pháp luật Common law bắt nguồn từ lịch sử của quốc gia này. Từ năm 1919, Singapore bắt đầu chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh. Trước khi Văn phòng thuộc địa của Anh ở London kiểm soát hoàn toàn vùng lãnh thổ Singapore năm 1867, quốc đảo này đã nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền thuộc địa Anh ở vùng Bengal và chính quyền Ấn Độ (lãnh thổ thuộc địa của Anh). Vì thế, hệ thống pháp luật Anh đã được tiếp nhận bằng cả 2 cách trực tiếp và gián tiếp vào hệ thống pháp luật singapore. Mặc dù, trong Tuyên bố thứ hai về nền tư pháp của Hoàng gia Anh ngày 27/11/1826 liên quan đến việc giải tán các toà án có thẩm quyền xét xử ở Penang và thành lập toà án mới có thẩm quyền xét xử đối với toàn bộ Vùng thuộc địa eo biển trong đó có Singapore, không có điều khoản xác định pháp luật nào sẽ được Toà án của Vùng thuộc địa eo biển áp dụng nhưng dựa vào các phán quyết của Toà án này, từ năm 1835 đến năm 1890, các luật gia của Singapore đã xác định rằng tất cả các luật của Anh bao gồm common law, luật công bình và luật thành văn có hiệu lực ở Anh ngày 27/11/1826 sẽ được áp dụng ở Singapore. Ngay cả khi đã trở thành quốc gia độc lập năm 1963, Singapore vẫn tiếp nhận pháp luật của Anh theo cách riêng của mình. Ngoài common law, nhiều đạo luật của Anh vẫn được áp dụng ở Singapore với những điều kiện nhất định. Điều 5 Luật dân sự Singapore ban hành năm 1970 thay thế cho Sắc lệnh năm 1809 đã xác định một số lĩnh vực thương mại như công ti, ngân hàng, bảo hiểm hàng hải... của Singapore sẽ áp dụng pháp luật của Anh; Bộ luật tố tụng hình sự của Singapore cũng xác định pháp luật của Anh trong những trường hợp nhất định vẫn tiếp tục được áp dụng ở Singapore. Ngày 12/11/1993, Nghị viện Singapore đã ban hành Luật về áp dụng pháp luật Anh. Luật này quy định cụ thể những đạo luật của Anh, common law và các nguyên tắc công bình của Anh sẽ được áp dụng ở Singapore với điều kiện các luật đó phù hợp với hoàn cảnh của Singapore.
Brunei bắt đầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hệ thống pháp luật Anh từ năm 1888 khi Quốc vương của Brunei lúc đó là Hashim Jalilul Alam Aqamaddin kí hiệp ước với chính quyền Anh đặt Brunei dưới sự bảo trợ của Anh mặc dù trước đó, Anh và Brunei đã có nhiều hiệp ước khác nhau. Đến năm 1908, một văn bản được Anh ban hành để sửa đồi các quy định liên quan đến tổ chức và thẩm quyền của các toà án dân sự và hình sự cũng như luật về tố tụng được áp dụng ở Brunei. Điều này đã làm cho hệ thống pháp luật Anh có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến Brunei. Ngày nay, theo Luật áp dụng của Brunei được ban hành năm 1951, sửa đổi năm 1984 và 2009 vẫn xác định Brunei tiếp tục áp dụng common law, luật công bình và các luật thành văn được áp dụng chung của Anh nếu chúng không trái với điều kiện và hoàn cảnh của Brunei. Như vậy, cả trong lịch sử và hiện tại, hệ thống pháp luật Brunei chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thống pháp luật Anh.
Hệ thống pháp luật Myanmar bắt đầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi common law của Anh từ năm 1824 khi kết thúc cuộc chiến tranh lần thứ nhất giữa Anh và Myanmar (khi đó quốc gia này có tên là Burma). Sau cuộc chiến tranh này, hai vùng lãnh thổ của Myanmar là Rakhine và Taninthayi bị người Anh thôn tính và nằm dưới sự kiểm soát của Anh. Sau cuộc chiến tranh lần thứ hai với Myanmar năm 1852, người Anh kiểm soát thêm hai vùng lãnh thổ khác là Bang và Moat-ta-ma. Để cai quản vùng đất đã chiếm được người Anh xây dựng hệ thống quản lí của Anh và các quy định của pháp luật Anh được áp dụng trong việc quản lí thành phố nơi có cung điện triều đại vua cuối cùng của Myanmar. Đến năm 1886 , toàn bộ các vùng lãnh thổ của Myanmar nằm trong sự kiểm soát của người Anh và để cai quản vùng đất này, người Anh đã xác lập Myanmar thành một tỉnh của Ấn Độ (khi đó là vùng thuộc địa của Anh) dưới sự kiểm soát của Toàn quyền Ấn Độ. Pháp luật Anh ở Ấn Độ đã được áp dụng đối với "tỉnh" Myanmar. Tình trạng này kéo dài đến năm 1935 khi Myanmar được tách khỏi án Độ và chính quyền thuộc địa Anh thiết lập Myanmar trở thành vùng lãnh thổ thuộc quyền cai tư trực tiếp của Anh thông qua Toàn quyền ở Myanmar. Myanmar là thuộc địa của Anh cho đến khi giành được độc lập năm 1948. Trong thời kì này, giống như nhiều vùng thuộc địa khác của Anh, Hội đồng cơ mật (Privy Council) được xem là cơ quan xét xử cao nhất của Myanmar. Vì thế, các phán quyết của cơ quan này ảnh hưởng mạnh mẽ đến pháp luật của Myanmar. Sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh trong suốt thời kì từ nửa đầu thế kỉ XIX đã làm cho các nhân tố của common law thẩm thấu vào hệ thống pháp luật của Myanmar trong quá trình phát triển lịch sử của nó cho đến ngày nay.
Sự kiểm soát của Mỹ đối với quần đảo Philippines theo hiệp ước Tây Ban Nha và Mỹ được kí kết tại Paris ngày 10/12/1898 đã từng bước làm thay đổi hệ thống pháp luật của Philippines cho dù trước đó, hệ thống pháp luật của Tây Ban Nha đã có ảnh hưởng khá sâu sắc với hệ thống pháp luật của nước này. Các luật lệ của người Philippines dần dần bị bãi bỏ, pháp luật của Tây Ban Nha đối với vùng lãnh thổ này cùng với các tập quán ở đây cũng bị thay thế nếu các quy định của nó trái với Hiến pháp Mỹ, các nguyên tắc pháp luật và các thể chế của Mỹ. Hàng loạt các đạo luật về tổ chức nhà nước được ban hành... Sự kiểm soát của Mỹ đối với Philippines đã làm cho hệ thống pháp luật của nước này chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Mỹ. Những nhân tố cơ bản của dòng họ Common law đã từng bước được tiếp nhận vào hệ thống pháp luật Philipines. Việc áp dụng án lệ, vai trò của Hiến pháp Philippínes có những điểm rất tương đồng với hệ thống pháp luật Mỹ ngoài những đặc tính của hệ thống pháp luật Tây Ban Nha đã được tiếp nhận ở nước này trong suốt gần 400 năm trước đó năm dưới sự cai trị của người Tây Ban Nha.

Dòng họ pháp luật XHCN cũng hiện diện trong các nước ASEAN ngay sau Đại chiến thế giới lần thứ II. Ngoài Việt Nam và Lào, hai hệ thống pháp luật khác là Myanmar và Indonesia cũng đã có những nhân tố nhất định của dòng họ pháp luật XHCN trong lịch sử phát triển của mình.
Việt Nam được xem là đại diện điển hình của hệ thống pháp luật XHCN đã và đang tồn tại ở Đông Nam Á. Sau khi giành được độc lập từ năm 1945 và đặc biệt là sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Việt Nam đã bắt đầu xây dựng mô hình hệ thống pháp luật XHCN ở miền Bắc với việc học tập mô hình pháp luật của Liên Xô và các nước XHCN ở giai đoạn này, "cùng với sự kế thừa pháp luật thời chiến của giai đoạn trước với một vài nhân tố chịu ảnh hưởng của Pháp, tư tưởng pháp luật XHCN và mô hình pháp luật XHCN từng bước được áp dụng trong công cuộc xây dựng chú nghĩa xã hội ở miền Bắc ".(10) Quan điểm xây dựng hệ thống pháp luật XHCN tiếp tục được thực hiện sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
Hệ thống pháp luật của Lào có rất nhiều điểm tương đồng với hệ thống pháp luật Việt Nam. Đặc biệt từ năm 1975, sau khi chế độ dân chủ nhân dân được xây dựng thay thế cho chế độ quân chủ trước đó, hệ thống pháp luật của Lào được xây dựng theo mô hình pháp luật của Liên Xô và của Việt Nam. Cuối những năm 80 và đầu 90 của thế kỉ trước Nhà nước Lào đã thực hiện chính sách cải cách trong đó có cải cách hệ thống pháp luật. Tuy vậy, những nhân tố cơ bản của hệ thống pháp luật XHCN vẫn được duy trì trong hệ thống pháp luật của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Những cải cách pháp luật của Lào trong giai đoạn vừa qua cũng được thực hiện trên cơ sở kinh nghiệm cải cách pháp luật của Việt Nam.
Trong lịch sử phát triển của Myanmar, sau khi giành được độc lập kể từ năm 1948, thời kì từ năm 1962 đến năm 1988, các nhà lãnh đạo Myanmar chủ trương xây dựng mô hình XHCN cho quốc gia này. Mặc dù không giống hoàn toàn với các hệ thống pháp luật XHCN khác nhưng nhiều chính sách của chính phủ mà đứng đầu là Tướng Ne Win đã được thực hiện theo mô hình pháp luật XHCN. Theo đó, Tướng Ne Win đã tạo ra hệ thống chính trị được gọi là "Con đường lên chủ nghĩa xã hội của Burma", nhà nước pháp quyền mới được xây dựng theo hệ tư tưởng XHCN.(11) Dưới sự lãnh đạo của Đảng Chương trình XHCN Bunna, hệ thống thương mại và công nghiệp của Burma đã được quốc hữu hoá Điều này đã được thể hiện trong quá trình phát triển của hệ thống pháp luật nước này. Từ năm 1962 - 1974 đã có 182 đạo luật được ban hành. “Trong thời kì này, các đạo luật không phù hợp với chế độ XHCN đã bị bãi bỏ và các đạo luật góp phần cho định hướng của chế độ đã được ban hành”.(12) Đáng chú ý là Luật phòng chống sự vi phạm việc thiết lập hệ thống kinh tế XHCN năm 1964 và Luật trao quyền thành lập hệ thống kinh tế XHCN năm 1965. Trong Lời nói đầu và Điều 1 Hiến pháp năm 1974 của Myanmar khẳng định rõ Myanmar là nhà nước XHCN và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Chương trình XHCN Myanmar. Indonesia dưới thời kì lãnh đạo của Sukamo ( 1957 - 1965) cũng tiếp nhận những quan điểm nhất định của hệ thống pháp luật XHCN. Đặc biệt, Tống thống Sukamo sau cuộc viếng thăm Trung Quốc tháng 10/1956 đã tuyên bố khái niệm về chính quyền mới.(13) Theo đó, chính quyền của ông là sự kết hợp của ba nhân tố: chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và chủ nghĩa cộng sản. Đảng cộng sản Indonesia, Đảng dân tộc Indonesia đã ủng hộ mạnh mẽ quan niệm này. Mặc dù, Đảng chính trị Hồi giáo phản đối nhưng với sự hỗ trợ của lực lượng quân đội, ông đã từng bước xây dựng chính quyền của mình. Cùng với việc xây dựng chính quyền theo quan điểm của mình, Tổng thống Sukamo với sự ủng hộ của Đảng cộng sản đã thực hiện nhiều chính sách pháp luật XHCN ở Indonesia trong thời kì này. Chính quyền và chính sách pháp luật của Sukamo chấm dứt cùng với việc lên nắm quyền của Tổng thống Suharto từ năm 1967.

Đa số các học giả hiện đại cho rằng đạo Hồi xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á từ khoảng cuối thế kỉ XII đầu thế kỉ XIV.(14) Những quốc gia có nhiều cư dân Hồi giáo là Indonesia Malaysia, Philippines, Brunei, Singapore và Thái Lan. Sự xuất hiện của đạo Hồi đã có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển pháp luật của các quốc gia trong khu vực này. Các hệ thống pháp luật của các nước ASEAN chịu ảnh hưởng của Luật Hồi giáo bao gồm: Malaysia, Indonesia, Brunei, Thái Lan, Philippines. Ở các quốc gia này, cộng đồng Hồi giáo có hệ thống luật lệ riêng, “hầu hết các hệ thống pháp luật, thậm chí, Thái Lan, Philippines, Singapore - những nước không có đa số người Hồi giáo, vẫn coi luật Hồi giáo như là hệ thống pháp luật tách biệt".(15) Nhiều quốc gia đã thành lập các toà án Hồi giáo riêng biệt để xét xử các tranh chấp của các tín đồ Hồi giáo như Malaysia, Indonesia, Brunei đối với các lĩnh vực được luật Hồi giáo quy định. Trong khi đó ở Thái Lan, các vụ việc có liên quan đến tín đồ Hồi giáo thường được xét xử bởi các thẩm phán thường cùng với một thẩm phán Hồi giáo (Datoh Yutithum).(16)
Những điểm khái quát nêu trên cho thấy tính đa dạng của pháp luật ở các nước ASEAN. Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia đều chứa đựng những yếu tố pháp luật của ít nhất hai dòng họ pháp luật khác nhau. Những điểm khái quát ở trên cũng cho thấy sự hiện diện của các dòng họ pháp luật cơ bản trên thế giới trong pháp luật của 10 nước khu vực Đông Nam Á là thành viên của ASEAN. Sự đa dạng pháp luật này cũng sẽ là một thách thức khá lớn đối với các luật gia khi các quốc gia này tiến tới một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á
Hội nhập quốc tế đã và đang là xu thế toàn cầu. Tại khu vực Đông Nam Á, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập ngày 31/12/2015 đã trở thành bước tiến mới của các quốc gia ASEAN trong hội nhập sâu và toàn diện về kinh tế.

Cùng với những cơ hội mà AEC mang lại, các quốc gia trong khu vực sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhất định; trong đó có những vấn đề liên quan đến lĩnh vực pháp luật và tư pháp. Các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại xuyên biên giới sẽ ngày càng gia tăng và phức tạp hơn. Việc giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài gia tăng tất yếu phát sinh nhu cầu tương trợ tư pháp giữa các nước, tìm kiếm những biện pháp để giải quyết những xung đột tư pháp quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc hội nhập ASEAN và hài hòa hóa tư pháp trong ASEAN trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan tư pháp ASEAN.
Chính vì vậy, “hài hòa hóa tư pháp trong ASEAN là quá trình mà hệ thống tư pháp của mỗi quốc gia thành viên có thể xích lại gần nhau hơn, giảm thiểu các xung đột pháp luật trong lĩnh vực dân sự, tố tụng dân sự. Thực hiện hội nhập ASEAN và hài hòa hóa tư pháp giúp hệ thống tư pháp các quốc gia thành viên duy trì thường xuyên quá trình liên kết, xử lý kịp thời những xung đột phát sinh góp phần xây dựng một ASEAN thống nhất trong đa dạng”, Chánh án khẳng định.
Tại tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học đã chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc hài hòa trong tư pháp; trao đổi sự cần thiết, nhu cầu hài hòa hóa tư pháp trong các nước ASEAN; phân tích những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc về hài hòa hóa tư pháp trong lĩnh vực đầu tư; các vấn đề về thực tiễn tương trợ tư pháp trên từng lĩnh vực cụ thể trong hoạt động tố tụng của Tòa án các nước ASEAN; thẩm quyền xét xử; pháp luật áp dụng về bồi thường thiệt hại trong ASEAN; tương trợ tư pháp; giải quyết tranh chấp về quyền nuôi dưỡng; thi hành bản án, quyết định của Tòa án; quyết định của Trọng tài nước ngoài…
Theo đó, các ý kiến thống nhất hài hòa hóa về tư pháp trong các nước ASEAN là rất cần thiết, đòi hỏi mỗi quốc gia phải đóng vai trò tích cực trong việc thiết lập một khuôn khổ pháp lý chung của ASEAN nhằm giảm sự khác biệt, những rào cản pháp lý và hội tụ pháp luật. Hội nhập ASEAN và hài hòa tư pháp trong ASEAN có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính quá trình hội nhập phát sinh nhu cầu hài hòa tư pháp và ngược lại hài hòa tư pháp làm cho quá trình hội nhập ngày càng trở nên sâu rộng hơn.
Đề cập đến vai trò của Tòa án Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN và hài hòa hóa tư pháp ASEAN, các ý kiến nhất trí khẳng định: Tòa án Việt Nam đã có nhiều nỗ lực liên quan đến hợp tác ASEAN và hài hòa hóa tư pháp trong ASEAN như: nỗ lực trong việc đẩy mạnh công nhận, thực thi bản án, quyết định của Tòa án và phán quyết của trọng tài giữa các nước; kiến nghị với Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật, đặc biệt là luật tố tụng bảo đảm hài hòa, phù hợp với các tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế…
Theo GS.TS Lê Hồng Hạnh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu ASEAN, “sẽ không tồn tại môi trường đầu tư hấp dẫn nếu các tranh chấp kinh tế không được giải quyết công bằng”. Do đó, Tòa án ở bất kỳ quốc gia nào cũng là thiết chế giải quyết tranh chấp quan trọng, phổ biến nhất, điều này đặc biệt đúng đối với Việt Nam, khi các thiết chế giải quyết tranh chấp lựa chọn chưa được chú trọng từ phía nhà nước, chưa được tin tưởng từ phía doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt với việc thành lập AEC, một trong những điều kiện tiên quyết là đảm bảo độc lập tư pháp, trong đó có vai trò của Chánh án TANDTC và hỗ trợ hiệu quả các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn

Việt Nam đang ngày càng chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, có hiệu quả với trọng tâm là hội nhập kinh tế. Bên cạnh việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và gần đây vừa ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh kinh tế Á - ÂU (EAEU), đặc biệt đang nỗ lực cho việc hội nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và xây dựng Cộng đồng ASEAN[1].
Trong quá trình hội nhập quốc tế nói chung và đặc biệt hội nhập ASEAN nói riêng, hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ không tránh khỏi những tác động nhất định về kinh tế, chính trị cũng như pháp luật. Vì vậy, thay đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia cho phù hợp với tiến trình hài hòa hóa pháp luật trong Cộng đồng ASEAN là một yêu cầu tất yếu hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, làm thế nào để hài hòa hóa pháp luật trong Cộng đồng ASEAN một cách hiệu quả nhất, vừa phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời, hài hòa với pháp luật chung của các quốc gia trong khu vực ASEAN đang là ván đề cấp thiết đặt ra.
1. Hài hòa pháp luật và lợi ích với Việt Nam
Hài hòa hóa pháp luật (legel harmonization) là sự kiện các quốc gia thống nhất các mục tiêu chung cần đạt được; sau đó mỗi quốc gia có quyền tự sửa đổi, ban hành pháp luật mới trong nước của mình để đạt được các mục tiêu chung đó[2].
Hài hòa hóa pháp luật là một trong những khuynh hướng quan trọng nhất trong các khuynh hướng phát triển chung của pháp luật trên thế giới. Bởi lẽ, với quá trình mở rộng hợp tác lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác kinh tế thì pháp luật đóng vai trò quan trọng, là yếu tố đảm bảo tính “liên kết ổn định”, vì vậy nhu cầu pháp luật chung ngày càng chiếm ưu thế trong pháp luật quốc tế.
Hài hòa hóa pháp luật giúp cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn về mặt pháp luật, góp phần vào việc thúc đẩy các quốc gia trong khu vực hợp tác với nhau về phương diện chính trị, kinh tế một cách dễ dàng hơn, tạo thuận lợi cho sự phát triển chung của các quốc gia trong cùng một cộng đồng.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hài hòa hóa pháp luật, trên thế giới có những khu vực không chỉ thành công với chủ trương hài hòa hóa pháp luật từ rất sớm, đưa lại nhiều giá trị thực tiễn cao, mà đỉnh cao nhất các khu vực này còn đạt được trong tiến trình đàm phán là nhất thể hóa pháp luật, góp phần thành công nhất định trong sự phát triển bền vững chung của từng quốc gia trong cộng đồng khu vực đó. Điển hình như Cộng đồng kinh tế chung Bắc Âu, từ đầu thế kỷ 19 đã bắt đầu chú trọng tới quá trình nhất thể hóa pháp luật, ban hành những văn bản chung cho 5 quốc gia trong Cộng đồng kinh tế chung Bắc Âu, sự hợp tác này chính thức vào năm 1872, khi các nhà luật học Bắc Âu tổ chức đại hội với mục đích hỗ trợ cho việc nhất thể hóa pháp luật. Đại hội đã thông qua về sự cấp thiết của việc nhất thể hóa pháp luật hối phiếu và sau đó hàng loạt các văn bản luật chung đã có hiệu lực trong khu vực như Luật về nhãn hiệu hàng hóa, Luật về Công ty thương mại, Luật Hàng hải… Không chỉ Bắc Âu mà Liên minh châu Âu (European Union - EU) còn được coi là một trong những mô hình tiến bộ nhất có thể tham khảo về hài hòa hóa pháp luật, bởi sự tiến bộ của việc hài hòa hóa được xác định dựa trên sự thỏa hiệp về chính sách giữa các nước thành viên hay những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động hài hòa hóa được thể hiện bằng ngôn ngữ có thể tạo ra sự linh hoạt hay thỏa hiệp…
Thực tế, 2 trường hợp hài hòa hóa pháp luật trong Cộng đồng chung Bắc Âu và EU không chỉ mang lại thành công về hạn chế xung đột pháp luật trong khu vực mà còn giúp các quốc gia trong cộng đồng chung phát triển bền vững về mọi mặt: Cộng đồng kinh tế chung châu Âu, với sự thành công trong quá trình hài hòa hóa pháp luật đã giúp đạt được mục tiêu: i) Thiết lập một liên minh thuế quan với thuế suất nội địa chung; ii) Kiện toàn các chính sách chung về nông nghiệp, hàng hải, thương mại; iii) Mở rộng cộng đồng tới các nước châu Âu còn lại[3]. Còn đối với Cộng đồng chung Bắc Âu, các quốc gia như: Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan là các quốc gia đang phát triển tốt nhất thế giới. Các quốc gia này luôn ở phía trên bảng xếp hạng từ cạnh tranh kinh tế, y tế đến chỉ tiêu về hạnh phúc. Mô hình kinh tế tư bản Bắc Âu đã thu hút sự chú ý của thế giới[4]. Để tạo nên sự thành công đó phần lớn nhờ vào sự thành công của quá trình hài hòa hóa pháp luật trong khu vực Cộng đồng chung Bắc Âu. Vì vậy, trong thời gian tới, khi Việt Nam tham gia vào Cộng đồng ASEAN, đồng thời tiến tới xây dựng chính sách hài hòa hóa pháp luật trong khu vực, sẽ đưa đến cho Việt Nam nhiều lợi ích. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về chính trị, hài hòa hóa pháp luật góp phần vào việc thúc đẩy hợp tác về mặt chính trị giữa các quốc gia trong cộng đồng một cách gần gũi hơn. Bởi, pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước, khi các công cụ quản lý đó có sự tương đồng về mặt nội dung, sẽ quyết định đến một số tương đồng trong chính sách quản lý Nhà nước của cộng đồng đó, hạn chế được xung đột trong các chiến lược quản lý của các quốc gia. Khi không có sự xung đột giữa các chính sách quản lý của mỗi một quốc gia, góp phần tạo một môi trường hợp tác chính trị bền vững và thống nhất.
Thứ hai, về kinh tế, hài hòa hóa pháp luật của Việt Nam với các thành viên ASEAN, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật thương mại, góp phần giúp Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường - một trong ba khâu đột phá chiến lược của Việt Nam hiện nay. Công việc hài hòa này làm gia tăng tính dự đoán trước và làm giảm tính không chắc chắn của việc áp dụng pháp luật Việt Nam. Điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm chi phí giao dịch, kinh doanh và rủi ro pháp lý ở Việt Nam. Qúa trình này giúp quan hệ kinh tế cũng như quan hệ văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng của Việt Nam ngày càng gắn kết với các thành viên khác trong khu vực ASEAN[5].
Thứ ba, về pháp luật quốc gia: (i) Hài hòa hóa pháp luật giúp cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn về pháp luật; (ii) giải quyết được tình trạng xung đột pháp luật giữa các quốc gia; (iii) giúp cho các quốc gia tiếp thu, học hỏi lẫn nhau trong quá trình lập pháp để hoàn thiện hơn pháp luật của quốc gia mình. Đặc biệt, Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, pháp luật cũng đang ngày một hoàn thiện để phù hợp với bối cảnh kinh tế, chính trị đang thay đổi hiện nay, nên việc tham gia vào Cộng đồng chung ASEAN và tham gia vào tiến trình hài hóa hóa pháp luật giữa các quốc gia trong khu vực sẽ giúp Việt Nam có một cái nhìn tổng thể giữa bức tranh pháp luật các quốc gia trong khu vực, giúp cho việc tiếp thu có chọn lọc những giá trị pháp lý của những quốc gia có hệ thống pháp luật tiến bộ, tiến tới hoàn thiện hơn pháp luật của quốc gia.
 Khó khăn đối với Việt Nam trong quá trình hài hòa hóa pháp luật và một số nguyên nhân
Mặc dù, có những thuận lợi cơ bản nêu trên, quá trình hài hòa hóa pháp luật trong ASEAN  của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Nguyên nhân khách quan
Một là, mặc dù các quốc gia ASEAN đang quyết tâm xây dựng một cộng đồng kinh tế chung, đồng thời cũng tiến tới hài hòa hóa pháp luật với chủ trương xây dựng một hệ thống pháp luật chung, thống nhất giữa các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, một khó khăn đặt ra đối với Cộng đồng ASEAN hiện nay là pháp luật của các quốc gia trong khu vực, từ Hiến Pháp đến văn bản luật đều khác nhau giữa các hệ thống pháp luật. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn đối với Việt Nam nói riêng và đối với Cộng đồng ASEAN nói chung trong vấn đề xây dựng một luật chung thống nhất. Ví dụ, nghiên cứu về quy định tính hiệu lực trong Hiến pháp của các quốc gia ASEAN cho thấy hoàn toàn không có sự thống nhất giữa các quốc gia trong việc quy định tính hiệu lực của Hiến pháp. Ở góc độ chung, dựa trên sự đáp ứng các tiêu chí đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp (Hiến pháp là đạo luật pháp lý cao nhất; quy định mọi cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức đều phải tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp; quy định bất kỳ văn bản pháp luật nào trái với Hiến pháp đều phải bị bãi bỏ hoặc không có hiệu lực thi hành) có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm 1, các bản Hiến pháp trực tiếp quy định tính hiệu lực tối cao của Hiến pháp (bao gồm Hiến pháp Liên Bang Malaysia, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Singapore); nhóm 2, các bản Hiến pháp gián tiếp quy định tính hiệu lực tối cao của Hiến pháp (bao gồm Hiến pháp các quốc gia như Cộng Hòa Indonesia và Cộng hòa Philippines); nhóm 3, các bản Hiến pháp ghi nhận không rõ ràng về tính hiệu lực của Hiến pháp (bao gồm Hiến pháp các quốc gia: Vương quốc Brunei; Cộng hòa liên bang Myanmar, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Hiến pháp Vương quốc Campuchia)[6].
Hai là, mặc dù nội bộ ASEAN đã có các cơ chế giải quyết tranh chấp nhưng chưa được áp dụng trên thực tế một cách hiệu quả. Theo quy định tại Hiến chương ASEAN năm 2007, các tổ chức và cơ chế của ASEAN gồm Hội đồng thượng đỉnh ASEAN; Hội đồng điều phối ASEAN (ACC); Hội đồng về cộng đồng ASEAN; các cuộc họp cấp Bộ trưởng ASEAN; Uỷ ban đại diện thường trực của ASEAN; Tổng thư ký và Ban thư ký của ASEAN. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp chủ yếu thông qua đối thoại, đàm phán và tham vấn, bên cạnh đó biện pháp hòa giải hoặc trung gian là cơ chế thường được lựa chọn áp dụng. Thực tế, các tổ chức của ASEAN trong vấn đề giải quyết tranh chấp chưa phát huy hiệu qủa vai trò của mình.
Nhìn chung, việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN trong thực tế để giải quyết các tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên ngày càng khiêm tốn. Ngoài lý do xuất phát từ truyền thống văn hóa pháp luật Đông Nam Á như đã nói ở trên, thì một trong những nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ bất cập của chính cơ chế giải quyết tranh chấp. Ví dụ như quy trình giải quyết tranh chấp thương mại theo Nghị định thư Viêng Chăn năm 2004 bị đánh giá là chưa đảm bảo tính minh bạch, thời gian quá dài…; ngoài ra, pháp luật về giải quyết tranh chấp của ASEAN luôn tôn trọng tự do thỏa thuận. Vì vậy, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN không phải là nghĩa vụ và là lựa chọn duy nhất của các quốc gia thành viên[7].
Ba là, Cộng đồng ASEAN chưa có một hệ thống các thiết chế xây dựng các quy định pháp lý cho cộng đồng như Liên minh châu Âu (gồm: Nghị viện EU, Hội đồng EU và Ủy ban EU). Hiện nay, trong 209 công cụ pháp lý ASEAN, có 147 công cụ có hiệu lực, 21 công cụ chưa có hiệu lực, 39 công cụ bị bãi bỏ hoặc hết hiệu lực pháp luật. Trong đó, mỗi hội đồng của Cộng đồng ASEAN và các cơ quan cấp bộ trưởng, các cơ quan giúp việc đang hoàn thiện cơ chế pháp lý theo lĩnh vực mà họ phụ trách[8].
 Nguyên nhân chủ quan
Một là, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành còn nhiều hạn chế: Thiếu cụ thể, rõ ràng; trùng lặp, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau; nhiều văn bản thiếu tính khả thi; tính ổn định của hệ thống quy phạm còn yếu. Một thời gian dài công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật chưa được chú trọng, do đó, thực tế có tình trạng khó phân biệt văn bản nào còn hiệu lực, văn bản nào hết hiệu lực. Hệ thống pháp luật như vậy gây khó khăn trong việc hài hòa hóa pháp luật với các quốc gia khác trong khu vực. Đặc biệt, trong chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020 đặt ra yêu cầu “xác định rõ quy trình, cơ chế “nội luật hóa” các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”, tuy nhiên Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, cũng như dự thảo mới nhất hiện nay của Luật sửa đổi vẫn tồn tại 2 thực trạng: (i) Một số quy định về trình tự, danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế chưa phù hợp với Hiến pháp Việt Nam năm 2013; (ii) Vị trí của điều ước quốc tế chưa được thể hiện rõ trong thứ tự các nguồn của hệ thống pháp luật Việt Nam[9].
Hai là, địa vị pháp lý của Việt Nam trên trường quốc tế chưa cao, nên trong quá trình hài hòa hóa pháp luật, chúng ta khó có thể bảo vệ được quan điểm của mình trong việc đưa ra các quan điểm thống nhất các mục tiêu chung cần đạt được với các quốc gia trong khu vực để hoàn thiện pháp luật phù hợp với những mục tiêu chung nói riêng và đạt kết quả cao trong quá trình hài hòa hóa pháp luật trong Cộng đồng ASEAN nói chung. Quan trọng hơn, năng lực cán bộ, chuyên gia nghiên cứu, xây dựng pháp luật còn thiếu và yếu, chưa có đủ điều kiện nghiên cứu đầy đủ, toàn diện các luật mẫu, các chuẩn mực pháp lý chung có liên quan. Điều này dẫn đến thực tế là việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế liên quan trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh đa phần mang tính hình thức[10].
Ba là, một trong những khó khăn nhất là vấn đề ý thức chấp hành pháp luật của người dân, của các cơ quan, tổ chức. Có thể nói, phần lớn người dân Việt Nam thường cho rằng “pháp luật” là những mệnh lệnh mà người ta cần phải tuân thủ, là hình phạt, là trừng trị… Một số người lại quan niệm rằng, pháp luật chỉ là để giải quyết các tranh chấp. Người dân thường chỉ quan tâm tới pháp luật khi bản thân họ phải rơi vào tình thế sự việc miễn cưỡng, lợi ích bị xâm hại… dính líu tới pháp luật (kiện cáo, tranh chấp, bị phạt, bị cưỡng chế…)[11]. Với ý thức chấp hành pháp luật như vậy, khó có thể triển khai thực hiện luật chung của khu vực trên thực tế đối với Việt Nam, điều này sẽ là mối lo ngại lớn khi Việt Nam hài hòa với pháp luật các quốc gia trong khu vực.
Một số kiến nghị
Kiến nghị đối với các quốc gia ASEAN
Thứ nhất, các quốc gia trong khu vực cần hoàn thiện pháp luật quốc gia mình theo hướng tương đồng và phù hợp với pháp luật lẫn nhau trong cộng đồng ASEAN, quan trọng nhất là hài hòa về các quy định trong Hiến pháp, vì trong nền dân chủ hiện đại thì Hiến pháp giữ vị trí tối thượng về giá trị pháp lý trong hệ thống pháp luật quốc gia. Hiến pháp phù hợp sẽ giúp các quốc gia dễ dàng sửa đổi luật thực định theo hướng hài hòa pháp luật lẫn nhau.
Thứ hai, cần phát huy hiệu quả, vai trò của các tổ chức ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp, đặc biệt là tăng cường hơn nữa vai trò của Ban Thư ký ASEAN. Quan trọng nhất, trong thời gian tới cần thành lập nhóm cấp cao ASEAN để hoạt động sát sao hơn trong Cộng đồng ASEAN. Cần trao chức năng chính của nhóm này chủ yếu về chính trị và yếu tố pháp luật. Nhóm này phải có cuộc họp hàng tháng để trao đổi về vấn đề hợp tác sau năm 2015 của Cộng đồng ASEAN. Bởi yếu tố chính trị giúp các quốc gia trong khu vực hợp tác một cách hòa bình, ổn định. Yếu tố pháp luật là công cụ pháp lý mang đến yếu tố công bằng trong quyền, lợi ích giữa các quốc gia trong cùng một cộng đồng. Duy trì được 2 yếu tố này sẽ giúp chúng ta xây dựng được một cồng đồng chung ASEAN hợp tác, vững mạnh về mọi mặt.
Kiến nghị đối với Việt Nam
Có thể khẳng định, hài hòa hóa pháp luật trong cộng đồng chung ASEAN không chỉ tạo cơ hội thuận lợi cho các quốc gia trong khu vực xích lại gần nhau hơn về kinh tế, chính trị và pháp luật, mà còn giúp cho các quốc gia thành viên trong cộng đồng chung thể hiện được tiếng nói của mình trước cộng đồng chung để tiến tới xây dựng một đất nước phát triển. Do đó, trong quá trình tiến tới hài hòa hóa pháp luật ASEAN, Việt Nam cần phải tích cực, chủ động hơn trong quá trình này. Cụ thể:
Thứ nhất, muốn quá trình hài hòa hóa pháp luật khu vực ASEAN diễn ra với nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao, thời gian tới phải đảm bảo các yếu tố đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch theo đúng tinh thần của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Đặc biệt, cần chủ động hoàn thiện pháp luật quốc gia theo tinh thần của pháp luật chung trong cộng đồng. Điều quan trọng nhất, cần chú trọng sửa đổi quy định vị trí của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế trong vị trí nguồn của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, nâng cao năng lực cán bộ, chuyên gia pháp lý am hiểu pháp luật quốc tế. Các cán bộ, chuyên gia pháp lý cần được tạo điều kiện để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong khu vực một cách hiệu quả.
Thứ ba, phải cố gắng khẳng định được vị trí của Việt Nam về mặt kinh tế, chính trị, xã hội trên trường quốc tế và trong khu vực ASEAN để tạo dựng tiếng nói về pháp luật Việt Nam trong tiến trình đàm phán, xây dựng một luật chung thống nhất trong cộng đồng ASEAN.

Thứ tư, phải chú trọng đến tuyên truyền ý thức của người dân, của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… trong việc tôn trọng và thực hiện luật chung thống nhất khi quá trình hài hòa hóa pháp luật thành công. Bởi hài hòa hóa pháp luật trên thực tế mới là thước đo đánh giá sự thành công của quá trình hài hòa hóa pháp luật trong khu vực.

Bài viết phổ biến