Saturday, June 4, 2016

CAO HỌC LUẬT - HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NỘI DUNG THI CAO HỌC LUẬT - HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 
A. MÔN: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
I. Tài liệu ôn tập
1. Giáo trình
- Học viện Hành chính, Giáo trình "Lý luận chung nhà nước và pháp luật", NXB Khoa học kỹ thuật, 2011.
2. Văn bản quy phạm pháp luật 
- Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992, 2013;
- Luật Tổ chức Quốc hội (2001), Luật Tổ chức Chính phủ (2001), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (2003), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (2001), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (2001), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2008), Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân(2004).
- Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011- 2020
3. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc: Văn kiện Đại hội IX , X, XI, Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1/8/2007 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí của bộ máy nhà nước
4. Các giáo trình tham khảo
- Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình "Lý luận chung nhà nước và pháp luật", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.

II. Nội dung ôn tập
1. Phân tích, chứng minh bản chất Nhà nước CHXHCN Việt Nam (nhà nước pháp quyền XHCN, của nhân dân, do nhân nhân và vì nhân dân).
2. Nội dung các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước ta hiện nay.
3. Khái niệm bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam? Phân tích các nguyên tắc: i) Tập trung dân chủ, ii) Pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam. Giải pháp nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước ta.
4. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Đặc điểm, quan điểm và giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
5. Khái niệm, thuộc tính của pháp luật. Phân tích, chứng minh vai trò của pháp luật đối với nhà nước, kinh tế, quản lý hành chính nhà nước, quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Phương hướng hoàn thiện pháp luật ở nước ta hiện nay.
6. Khái niệm, đặc điểm, thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.
7. Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật: Khái niệm, đặc điểm, các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả áp dụng pháp luật.
8. Khái niệm, đặc điểm, vai trò ý thức pháp luật; các biện pháp nâng cao ý thức pháp luật.

B. MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP
I. Tài liệu học tập
1. Giáo trình
- Học viện Hành chính, Giáo trình "Hiến pháp và luật tổ chức bộ máy nhà nước", NXB KHKT, 2011.
2. Văn bản quy phạm pháp luật 
- Hiến pháp Việt nam 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); 2013
- Luật Tổ chức Quốc hội (2001), Luật Tổ chức Chính phủ(2001), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (2003), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (2002), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân(2001).
3. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc (Văn kiện Đại hội IX , X, XI)
4. Các giáo trình tham khảo
- Giáo trình "Luật Hiến pháp Việt Nam", Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.

II. Nội dung ôn tập
1. Vị trí, vai trò của Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong hệ thống chính trị.
2. Chức năng các loại cơ quan nhà nước theo Hiến pháp 2013.
3. Nội dung các nhóm quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 2013.
4. Vị trí, tính chất, chức năng, hình thức hoạt động của Quốc hội theo Hiến pháp 2013 và các quy định hiện hành.
5. Vị trí, tính chất, chức năng, hình thức hoạt động của của Chính phủ theo Hiến pháp 2013 và các quy định hiện hành.
6. Vị trí, tính chất, chức năng, hình thức hoạt động của HĐND, UBND theo theo Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003.
7. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của TAND, VKSND trong bộ máy nhà nước ta hiện nay theo Hiến pháp 2013 và các quy định hiện hành.

Bài viết phổ biến