A, Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính
Là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, những quan hệ này gọi là quan hệ quản lý hành chính nhà nước hay quan hệ chấp hành điều hành, bao gồm các quan hệ sau:
Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc, như quan hệ giữa Chính phủ với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh với huyện, Bộ Tư pháp với Sở Tư pháp,...
Quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn như quan hệ giữa Chính phủ với Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh với Sở Tư pháp,...
Quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp dưới trực tiếp nhằm thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật như Bộ Tư pháp với Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Quan hệ giữa những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp. Khi cơ quan này có quyền hạn theo quyết định của pháp luật đối với cơ quan kia trong lĩnh vực quản lý, lĩnh vực chuyên môn nhất định nhưng không phụ thuộc về mặt tổ chức như quan hệ giữa Bộ Tài chính với Bộ Giáo dục Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và xã hội với Sở Tài chính nhằm thực hiện chính sách xã hội đối với công chức.
Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các đơn vị thực hiện trung ương đóng tại địa phương như quan hệ giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế với Đại học Huế.
Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như quan hệ giữa Uỷ ban nhân dân huyện với hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, quan hệ giữa Uỷ ban nhân dân thành phố Huế với doanh nghiệp tư nhân.
Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội như quan hệ giữa Chính phủ với Đoàn thanh niên.
Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước công dân - Người không quốc tịch - Người nước ngoài cư trú làm ăn, sinh sống ở Việt Nam như quan hệ giữa Uỷ ban nhân dân thành phố với công dân có đơn khiếu nại, giữa Uỷ ban nhân dân xã với công dân đăng ký kết hôn.
* Các nhóm đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.
Thứ nhất, các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động, chấp hành, điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thứ hai, các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định tổ chức như quan hệ giữa thủ trưởng với nhân viên.
Thứ ba, các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình cá nhân tổ chức được nhà nước trao quyền. Ví dụ: Tòa án nhân dân xử phạt hành chính - cá nhân, tổ chức có hành vi cản trở hoạt động xét xử, người chỉ huy máy bay, tàu biển khi đã rời sân bay, bến cảng có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
C, Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính
Là mệnh lệnh đơn phương, được hình thành từ quan hệ quyền lực - phục tùng, mối quan hệ này biểu hiện:
Giữa một bên nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc thi hành và một bên có nghĩa vụ phục tùng.
Quan hệ quyền lực phục tùng biểu hiện sự không bình đẳng giữa các bên tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, sự không bình đẳng thể hiện:
Chủ thể quản lý có quyền nhân danh nhà nước áp đặt ý chí lên đối tượng quản lý.
Chủ thể quản lý căn cứ vào pháp luật để phê chuẩn hoặc bãi bỏ yêu cầu, đề nghị của cấp dưới, của công dân tổ chức.
Phối hợp hoạt động giữa các chủ thể mang quyền lực nhà nước.
Ví dụ: Khi các bộ thực hiện công tác đào tạo thì hình thức, quy mô đào tạo thì phải được sự đồng ý của Bộ Giáo dục Đào tạo.
Chủ thể quản lý có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính và đối tượng quản lý phải thực hiện
* Những nguyên tắc xây dựng phương pháp điều chỉnh.
Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ, một bên nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính, bên kia phải phục tùng quyết định ấy. Bên nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước có quyền quyết định công việc một cách đơn phương. Xuất phát từ lợi ích chung của nhà nước của xã hội trong phạm vi quyền hạn của mình để chấp hành pháp luật.
Quyết định đơn phương của bên sử dụng quyền lực có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên liên quan và được bảo bằng sức mạnh cưỡng chế.
C, Khái niệm Luật hành chính
Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.