Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam do Thầy Nguyễn Đăng Dung làm chủ biên được chia ra làm hai phần tương ứng với hai học phần hiện nay của chương trình giáo dục đại học của Bộ Giáo dục – Đào tạo: Phần thứ nhất - Những vấn đề chung về Hiến pháp và Phần thứ hai - Những chế định cơ bản của Hiến pháp.
Trích dẫn lời mở đầu:
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đang từng bước xây dựng trên đất nước Việt Nam. Nhà nước pháp quyền có rất nhiều đòi hỏi khác nhau theo cách thức phân tích và tiếp cận của từng người. Nhưng đòi hỏi tuân thủ Hiến pháp của mọi hoạt động xã hội trong đó trước hết là việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Vì vậy việc giảng dạy, phổ biến và tuyên truyền Hiến pháp có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống của xã hội hiện nay. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt nam của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà nội xuất bản năm 1999 là giáo trình tái bản lần thứ ba có bổ sung cuốn giáo trình Luật Nhà nước Việt Nam năm 1992. Nội dung của những cuốn giáo trình vẫn nặng ở việc tham khảo các giáo trình của Liên xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây của cơ chế tập trung kế hoạch hóa. Với tinh thần mạnh dạn cải tổ và đổi mới, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam này được cơ cấu lại và viết lại trên các quy định của Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi năm 2001, và những kiến thức mới thu nhận được trong những năm đổi mới gần đây. Giáo trình được chia ra làm hai phần tương ứng với hai học phần hiện nay của chương trình giáo dục đại học của Bộ Giáo dục – Đào tạo: Phần thứ nhất - Những vấn đề chung về Hiến pháp và Phần thứ hai - Những chế định cơ bản của Hiến pháp